Ads 468x60px

Pages

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Tây

Bệnh viêm mũi dị ứng luôn khiến người bệnh khó chịu  cảm thấy ngứa mũichảy nước mũihắt  hơi... nhiều cách để chữa viêm mũi dị ứngnhưng sử dụngthuốc Tây  một trong những cách được nhiều người lựa chọn  tính tiện lợi  hiệu quả tức thìCác loại thuốc Tây chủ yếu được sử dụng để chữa viêm mũi dị ứng gồm :
Các thuốc antihistamines
Dị ứng mũi do các phản ứng dị ứng khi chất gây dị ứng gọi là allergens, như những phấn hoa trong mùa này bay vào mũi, tiếp xúc với các tế bào mast cells nằm ngay trong màng mũi. Phản ứng làm phát sinh nhiều chất hóa học, trong đó có các chất histamine, leukotrienes, ...
Histamine là một trong những thủ phạm chính gây các triệu chứng. Thuốc antihistamines chống lại histamine, bất lực hóa tác dụng của chất histamine, nên làm giảm các triệu chứng dị ứng mũi.
Các thuốc antihistamines hiện được chia làm hai nhóm:
§  Các thuốc gây buồn ngủ (sedating antihistamines): các thuốc có thể làm ta dật dừ, buồn ngủ, như Benadryl, Chlor-Trimeton, Tavist, Atarax, Phenergan, ... Những thuốc này được cái rất rẻ, mua không cần toa bác sĩ. Song chúng hay khiến ta dật dờ, mệt mỏi. May ra, bạn sẽ quen dần với những phản ứng bất lợi của chúng sau 3-4 ngày dùng thuốc. Thuốc còn có thể làm khô miệng, bí tiểu, áp huyết xuống thấp, lên cân, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, buồn nôn, ói mửa, ... Thêm vào đó, thường chúng cần được dùng nhiều lần trong ngày, vì có tác dụng ngắn. Thuốc mới Zyrtec, cũng thuộc nhóm gây buồn ngủ, song ít gây dật dừ và những phản ứng phụ khác như các thuốc cùng nhóm, lại chỉ cần dùng ngày 1 lần.
§  Các thuốc không buồn ngủ (nonsedating antihistamines): gồm các thuốc Allegra, Claritin, Clarinex..

Allegra, Claritin, Clarinex ít làm khô miệng, bí tiểu, tiện lợi vì chỉ cần dùng ngày 1 hay 2 lần. Claritin nay mua được không cần toa bác sĩ.
Do ít gây phản ứng phụ, ba thuốc này được các bác sĩ dùng rất nhiều. Song, mỗi cơ thể một khác, có khi bạn lại thấy một thuốc mua bên ngoài không cần toa bác sĩ giúp bạn hơn cả thuốc mắc tiền bác sĩ biên toa. Nếu thuốc ấy không gây phản ứng gì khiến bạn khó chịu, thì ta cứ tiếp tục dùng nó, vừa tốt vừa rẻ.
Các thuốc co màng mũi (decongestants)
Các thuốc co màng mũi mới chữa nghẹt mũi. Sudafed là một thuốc co màng mũi điển hình, chắc ai trong chúng ta cũng đã có dịp dùng.
Thuốc co màng mũi có thể khiến ta nhức đầu, hồi hộp do tim đập nhanh, khó ngủ, bứt rứt, dễ nổi nóng (irritability). Thuốc cũng làm co thắt các mạch máu toàn cơ thể, nên có thể gây cao áp huyết, cao áp suất trong mắt (glaucoma). Các vị mang bệnh cao áp huyết, tiểu đường, bệnh tim, cường tuyến giáp trạng (hyperthyroidism), cao áp suất trong mắt, chỉ nên dùng thuốc co màng mũi dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.
Thuốc co màng mũi chữa nghẹt mũi, nhưng ngược lại, không làm giảm chảy mũi, hắt hơi, ngứa ngáy. Để chữa mọi triệu chứng của dị ứng mũi, kể cả nghẹt mũi, người ta mới cộng cả hai thuốc antihistamine và decongestant, thành một loại thuốc tổng hợp gọi là antihistamine/decongestant. Các thuốc tổng hợp antihistamine/decongestant hiện được dùng nhiều trên thị trường: Dimetapp, Actifed, Tavist-D, Allegra-D, Claritin-D, ...
Thuốc có chất steroid
Trong những trường hợp dị ứng mũi nặng, ta phải dùng đến vũ khí mạnh: chất steroid. Ở Mỹ, Prednisone là thuốc steroid hay được dùng nhất. Prednisone dễ sử dụng, và ít gây hại hơn những thuốc cùng loại. Dẫu vậy, trường hợp dị ứng mũi cần đến Prednisone, thuốc cũng chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn (3 đến 5 ngày).
Thuốc antileukotrienes


Gần đây, thuốc Singulair, thuộc nhóm antileukotrienes (chống lại leukotrienes), chữa suyễn, cũng được dùng để chữa dị ứng mũi. Singulair hữu hiệu ngang với thuốc Claritin, song đắt hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Blogger news

Blogroll

About