Ads 468x60px

Pages

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010

BÀ BẦU BỊ BỆNH TRĨ NÊN LÀM GÌ

BÀ BẦU BỊ BỆNH TRĨ NÊN LÀM GÌ
Bà bầu bị bệnh trĩ nên làm gì?
“Tôi mang thai tháng thứ 6, luôn phải đau đớn, khó chịu vì bệnh trĩ. Làm thế nào để khắc phục mà không ảnh hưởng đến thai nhi?”.

Trả lời:

Trĩ là một bệnh khá thường gặp ở phụ nữ mang thai, nguy cơ mắc bệnh trĩ tỷ lệ thuận với sự lớn lên và phát triển của thai nhi. Khi bị trĩ, bạn thường cảm thấy đau đớn, sưng phồng các huyết mạch ở hậu môn và trực tràng. Muốn giảm đau an toàn khi mang thai, bạn cần áp dụng theo những cách sau đây:


- Ngâm mình trong nước ấm: Cách này rất có lợi cho phụ nữ mang thai, nó không chỉ đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái do máu được kích thích lưu thông dễ dàng mà còn còn giảm cảm giác đau đơn do bệnh trĩ gây nên. Các chuyên gia khuyên bạn nên ngâm mình trong nước ấm mỗi ngày vài lần, bạn sẽ thấy tình trạng được cải thiện đáng kể.

- Dùng đá lạnh: Bạn có có thể dùng đá hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng hậu môn vài lần một ngày để hạn chế tình trạng sưng tấy.

- Tránh ngồi quá lâu: Việc ngồi quá lâu rất bất lợi cho phụ nữ mang thai vì sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Vì thế, thay vì ngồi nhiều, các bà bầu mắc bệnh trĩ nên dành thời gian để nằm nghỉ ngơi hoặc đứng dậy đi lại.

- Giữ vệ sinh cho vùng hậu môn: Sau mỗi lần đi toilet, bạn cần vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ để tránh tình trạng bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn nên nhớ không nên dùng giấy tolét khô mà hãy dùng giấy ướt không tẩm hương thơm hay chất cồn để tránh gây khô rát khi sử dụng.

- Không nên tự ý dùng thuốc: Việc dùng thuốc trong giai đoạn mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và an toàn của thai nhi. Vậy nên khi muốn dùng thuốc, bạn cần được thăm khám và tuân thủ theo sự kê đơn của bác sĩ.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần lưu ý: Ăn bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ, uống đủ lượng nước có thể cần, tập luyện đúng cách và an toàn. Nếu những gợi ý trên không đem lại hiệu quả cho bạn hoặc bệnh trĩ của bạn phát triển theo hướng tồi tệ hơn (bắt đầu có dấu hiệu chảy máu), cần tới gặp bác sĩ ngay.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Blogger news

Blogroll

About