Ads 468x60px

Pages

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

THUỐC THẢO DƯỢC ĐÔNG Y CHỮA BỆNH ĐAU VIÊM DẠ DÀY

Theo thống kê của ngành y tế Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ mắc bệnh dạ dày cao nhất thế giới chiếm 60% dân số trong đó 80% là ở thành thị. Ngoài thói quen, chế độ sinh hoạt và môi trường sống thì một lí do cũng hết sức quan trọng đó là áp lực công việc và tình trạng sử dụng thuốc tân dược một cách tràn lan thiếu kiểm soát. Hằng ngày chúng ta vẫn nạp vào cơ thể rất nhiều loại thuốc: thuốc cảm cúm, thuốc đau đầu, thuốc hạ men gan, thuốc xương khớp…mà không biết rằng những dược lý trong những loại thuốc đó có tác dụng không nhỏ tới dạ dày.

Hiểu được điều đó người viết xin giới thiệu tới quý vị bài thuốc “ Thảo dược đông y đặc trị viêm dạ dày do “Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc” nghiên cứu và bào chế:

Tên bài thuốc: "Thảo Dược Đông Y Đặc Trị Bệnh Viêm Dạ Dày"
Thảo dược đông y đặc trị viêm dạ dày
Thành phần: Bạch thược, Ngải cứu, Nghệ vàng, Nghệ đen, Thanh bì, chuối hột, tam thất, địa du, đương quy, thăng ma, sài hồ và một số thảo dược quý ... vv

Công dụng: Cầm máu, giảm đau viêm, ợ hơi, ợ chua, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch dạ dày, nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Bài thuốc đặc biệt chủ trị các chứng viêm dạ dày như: Đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm xung huyết dạ dày, viêm trượt dạ dày, trào ngược dạ dày, dối loạn tiêu hóa, viêm hành tá tràng, viêm thực quản.

Công dụng của từng thành phần:

Thanh Bì: Vị đắng cay, tính ôn. Qui kinh, Thanh bì có tác dụng sơ can phá khí, tán kết tiêu trệ. Chủ trị các chứng can khí uất trệ, nhũ phòng căng đau, sán khí đau đớn, thực tích khí trệ, ngoài ra còn có tác dụng ức chế mạnh cơ trơn của ruột nên chống co thắt, tác dụng của thuốc là trực tiếp lên cơ trơn. So sánh với Trần bì thì Thanh bì làm giãn cơ trơn của ruột mạnh hơn. 
Bạch Thược: có tác dụng dưỡng huyết, liễm âm, hòa can chỉ thống. Chủ trị các chứng can huyết hư, cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi, kinh nguyệt không đều, các chứng bệnh dạ dày, thai sản, các chứng âm huyết hư, can dương thịnh, can phong động, các chứng đau do bệnh của can. Ngoài ra bạch thược còn chủ trị các chứng táo bón kinh niên, trị viêm loét, xung huyết dạ dày, trị các chứng đau bụng. 
Thanh Diệp Hành: có tác dụng như một kháng sinh có thể đẩy một số loại vi khuẩn có hại ra ngoài dạ dày như vi khuẩn lị, amip...vv. 
Nghệ vàng: có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị dạ dày và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa viêm loét dạ dày do thừa dịch vị.
Cam thảo dây: Cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Đặc biệt nhiều thầy thuốc còn tín nhiệm cam thảo hơn hẳn các thuốc loại thuốc kháng axit khác trong điều trị viêm loét dạ dày.
Nghệ đen: có tác dụng phá ứ, tiêu tích. nghệ đen còn có tác dụng bế kinh, kinh nguyệt không đều, ăn uống khó tiêu, đầu bụng, nôn mửa.
Chuối hoa rừng: chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể nhưng trong dân gian thường dùng quả chuối hoa rừng làm vị phụ tá rất cần thiết trong điều trị chứng viêm loét dạ dày, tá tràng và dùng cho một số bệnh chứng khác như phong thấp v.v… 
Tam thất: Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào Kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng. Có tác dụng hoá ứ, cầm máu (chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra máu), tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết, đau tức ngực, u bướu, huyết ứ, bế kinh, thống kinh, sản hậu huyết hư gây đau bụng, ung nhọt, sưng do chấn thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít. Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp ung thư (ung thư vú, ung thư máu…). 
Địa du: Được dùng cả trong Đông y và Tây y. Tây y dùng để cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa các vết loét. Đông y dùng để cầm máu trong các trường hợp: nôn ra máu, chảy máu dạ dày, trị tiêu ra máu, kiết lỵ ra máu, rong kinh do huyết nhiệt, bỏng do nóng… 
Đương quy: Tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Ngoài ra, có tác dụng chữa bệnh kinh nguyệt không điều, đau bụng khi thấy kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh. 
Thăng ma: Tác dụng thăng khí (làm lưu thông khí huyết) chữa các chứng sa giáng (sa dạ dày, dạ con, trực tràng…), nhức đầu nóng rét, đau họng, mụn lở trong miệng, tả lỵ lâu ngày, ban sởi không mọc hết, hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc. 
Sài hồ: vị đắng, tính mát; Có tác dụng tán nhiệt giải biểu, làm thông lợi gan, giảm đau, thăng cử dương khí và cắt cơn sốt rét. Dùng cho trường hợp sốt nóng, sốt rét, cảm cúm (hàn nhiệt vãng lai), đau vùng ngực bụng, kinh nguyệt không đều, trung khí hạ hãm (các loại thoát vị, sa dạ dày, ruột, tử cung, sổ bụng), viêm gan mạn tính, sốt rét cơn.

Ưu điểm của bài thuốc: 

  • Sử dụng những dược liệu sạch có trong tự nhiên (ở dạng thô hàm lượng dược lí còn nguyên) dựa trên các bài thuốc trong dân gian được cha ông ta truyền lại từ đời này qua đời khác.
  • Điều trị tất cả các dạng viêm dạ dày. ( Viêm loét dạ dày, viêm trợt dạ dày, viêm xung huyết dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm thực quản, ....)
  • Thời gian điều trị bệnh ngắn tùy theo tình trạng bệnh.
  • An toàn cho bệnh nhân, không biến chứng, không phản ứng phụ.
  • Bài thuốc được bào chế dưới dạng bột hoàn tán, rất tiện lợi cho việc sử dụng ( không phải sắc thuốc ).
  • Bài thuốc đã giúp cho hàng nghìn người thoát khỏi căn bệnh dạ dày mà không có bất cứ một phản ứng phụ nào (trái ngược với phương pháp sử dụng tân dược hiện nay). Bệnh nhân trở lại với cuộc sống và công việc mà không lo bị tái phát.

Bài thuốc được nghiên cứu và bào chế bởi "Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc"


Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá: Tuyết Nhung
Điện thoại tư vấn: (04)63 299 215 - 096 244 8569
Email tư vấn: benhdaday.thuocdantoc@gmail.com
Địa chỉ: Tòa nhà Số 35, ngõ 75 phố Vĩnh Phúc, Ba Đình, TP. Hà Nội (xemBản đồ).

LIÊN HỆ MUA THUỐC 

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc 
Địa chỉ: Tòa nhà Số 35, ngõ 75 phố Vĩnh Phúc, Ba Đình, TP. Hà Nội (xem Bản đồ). 
Điện thoại: (04)63 299 215 - 096 244 8569 

HƯỚNG DẪN MUA THUỐC 

- Quý khách trực tiếp đến trung tâm (Xem Bản đồ
- Nhận thuốc tại nhà (với khách ở Hà Nội) 
- Nhận thuốc qua đường bưu điện (với khách ở xa) 

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN: 

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc 

Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank)
Số tài khoản:0011004226461
Mở tại: Chi nhánh Sở giao dịch (Ba Đình)
 
Ngân hàng Công thương (Viettinbank)
Số tài khoản:101010007814681
Mở tại: Chi nhánh Ba Đình
 
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank)
Số tài khoản:1507205660719
Mở tại: Chi nhánh Cầu Giấy
 
Chủ tài khoản: Nguyễn Thành Long


Trung Tâm Nghiên Cứu và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

NHỮNG LƯU Ý KHI NIỀNG RĂNG

Có rất nhiều cách để làm hàm răng chắc hơn và đẹp hơn, một trong những phương pháp đó chính là niềng răng. Để bạn tự tin hơn với hàm răng của mình bạn nên biết những lưu ý trong thới gian sau.

Niềng Răng không giới hạn tuổi
Khi nói về niềng răng, phần đông mọi người sẽ nghĩ đó là phương pháp dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, số lượng người lớn niềng răng ngày một gia tăng. Điều kiện cần thiết để có thể niềng răng không căn cứ vào tuổi tác mà căn cứ vào tình trạng sức khỏe của nướu lợi.  Khi nướu lợi bị tuột nhiều và răng bị mất xương thì khi răng di chuyển trong quá trình niềng răng sẽ làm cho tình trạng sức khoẻ của nướu lợi tệ hại hơn.
Niềng răng bị đau
Thời gian đầu trong quá trình niềng răng, bệnh nhân thường cảm thấy rất khó chịu.  Bệnh nhân không cảm thấy đau khi mới gắn mắc cài (brackets) lên mặt răng, cảm giác nhức nhối sẽ đến trong vòng một hay hai ngày sau đó.  Bên cạnh sự nhức nhối của răng, những mắc cài sẽ cọ vào phần má và lợi làm vùng trong miệng bị trầy. Vấn đề vệ sinh răng miệng cũng khó khăn hơn vì những mắc cài trên mặt răng.  Bệnh nhân sẽ quen dần với những thay đổi này và sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi làm theo những cách thức làm giảm đau, giữ gìn vệ sinh răng miệng do Nha Sĩ Chuyên Khoa hướng dẫn

Cần giữ vệ sinh răng khi niềng răng
Vệ sinh răng miệng trong thời gian niềng răng rất khó khăn vì mắc cài và những bộ phận khác gắn trên mặt răng.  Tuy nhiên, giữ gìn răng sạch rất quan trọng. Bệnh nhân cần phải đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn để tránh thức ăn dính trên những mắc cài tăng nguy cơ bị canxi hóa (decalcifying) và sâu răng. Không nên dùng kem đánh răng có dung dich tẩy trắng răng để tránh tình trạng răng trắng không đều sau khi lấy mắc càì ra. Lưu ý khi niềng răng, mắc cài, dây niềng, lò xo, các sợi chun cao su có thể giữ thức ăn và mảng bám lại trên răng, dần làm hại men răng và gây viêm lợi nếu thức ăn không được chải sạch. Chính vì vậy, những người niềng răng phải đánh răng hết sức cẩn thận, đảm bảo loại sạch thực phẩm mắc kẹt trong niềng răng. Bạn nên dùng bàn chải mềm với một lực vừa phải và kem đánh răng có chứa fluor. Đánh răng từ dưới lên và từ trên xuống ở mỗi răng với bàn chải lông mềm. Đặt bàn chải ở góc độ mà bạn cảm giác lông bàn chải ở ngay đường viền nướu, tốt nhất là nghiêng 45 độ C và xoay tròn nhẹ. Chải thật sạch từng mặt răng của tất cả các răng, bao gồm các vùng phía trên,dưới,giữa mỗi mắt cài. Chải 10 nhịp ở mỗi mặt răng. Cách chải răng này tốn từ 2 đến 3 phút. Bạn nhớ chải các mặt trong và mặt dưới răng. Làm sạch các mắc cài. Đừng quên chải sạch mặt lưỡi. Một bước nữa mà các nhà chỉnh hình khuyên thực hiện là sử dụng bàn chài kẽ dành cho người mang niềng răng. Bạn chải từ trên xuống, sau đó lại từ dưới lên trên mỗi răng mang mắc cài. Lặp lại trên mỗi răng cho đến khi tất cả các răng đều sạch.

Những thực phẩm cần tránh khi niềng răng
Những thực phẩm dai Những thực phẩm cứng (các loại quả cứng, kẹo cứng)
Những thực phẩm bạn phải cắn vào: bắp ngô, táo, cà rốt
Nhai vào những vật dụng như bút mực, bút chì hoặc móng tay) có thể gây thiệt hại cho niềng răng. Vì thế, niềng răng bị hư hại và phải điều trị lâu hơn.
Thực phẩm phải cắn mạnh: Niềng răng là phương pháp được tiến hành niềng trên mặt của răng, do đó bạn không nên ăn những loại thực phẩm có độ cứng và giòn cần có một lực mạnh để cắn và nhai.
Những loại thức ăn cứng và bổ dưỡng như cà rốt hoặc táo thì nên cắt ra từng miếng nhỏ trước khi ăn.
Tránh ăn những loại thức ăn dặm giòn và cứng như bắp rang, đậu phộng và kẹo cứng vì chúng là những thức ăn cần phải nhai nhiều có thể làm đứt niềng răng hay khiến bạn cảm thấy khó chịu.

 Cũng không nên làm những điều sau: nhai đá, mút ngón tay, thở bằng miệng quá nhiều, cắn môi và lấy lưỡi đẩy răng.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NHỮNG BỆNH QUANH RĂNG

Những căn bệnh này gây tổn thương trực tiếp tới lợi, các dây chằng quanh răng của bạn thậm chí còn ảnh hưởng tới xương ổ răng và xương răng. Nó có thể gây đau, hôi miện, và dẫn đến rụng răng, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và việc tiêu hóa của bạn. Theo nhiều khảo sát gần đây cho thấy hơn 90% dân số Việt Nam bị viêm quanh răng.

Bệnh quanh răng (hay còn gọi là bệnh nha chu) có các nguyên nhân sau: 
Yếu tố bên ngoài: Bao gồm mảng bám và cao răng. Mảng bám răng là một màng mềm phủ lên mặt răng và lợi, chứa các loại vi khuẩn; nguy hiểm hơn cả là vi khuẩn kỵ khí gram âm và xoắn khuẩn (chúng gây các tổn thương ở lợi và quanh răng). Ngoài ra, các yếu tố như chấn thương khớp cắn, răng mọc lệch... cũng góp phần làm cho tình trạng viêm tiến triển nặng thêm.
- Yếu tố bên trong: Suy dinh dưỡng, thiếu vitamin (đặc biệt là vitamin C); thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì, thai nghén và cho con bú, có các bệnh toàn thân như bệnh nội tiết, bệnh máu; sức đề kháng yếu.
Bệnh quanh răng bao gồm viêm lợi, viêm quanh răng, hư quanh răng và teo vùng quanh răng. Trong đó, viêm lợi và viêm quanh răng là 2 chứng bệnh quan trọng nhất.
Ở chứng viêm lợi, tình trạng viêm chỉ xảy ra trên bề mặt lợi, không lan sâu xuống rãnh lợi và khe quanh răng. Bệnh có thể làm tổn thương nhú lợi, bờ lợi và lợi dính; ở người bị phì đại lợi, nó tạo thành túi lợi giả. Biểu hiện chủ yếu của viêm lợi là chảy máu khi chải răng, khi ăn thức ăn cứng hoặc khi xỉa răng, soi gương thấy lợi đỏ, sưng. Nếu không được chữa kịp thời, bệnh sẽ trở thành mạn tính và chuyển thành viêm quanh răng.
Ở chứng viêm quanh răng, tổn thương từ lợi lan sang các phần khác như các dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương răng. Hậu quả là răng lung lay rồi rụng. Triệu chứng viêm quanh răng cũng tương tự như viêm lợi, cộng thêm một số dấu hiệu khác như hôi miệng, ấn vuốt lợi từ dưới chân răng lên thấy có mủ, răng dài và thưa, lung lay, ảnh hưởng đến việc nhai thức ăn.
Phần lớn các trường hợp viêm lợi và viêm quanh răng đều ở thể mạn tính, kéo dài và tái phát từng đợt khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút
Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu nào chữa trị bệnh quanh răng. Việc chữa chạy là một quy trình phức hợpbao gồm điều trị tại chỗ và toàn thân, điều trị khởi đầu và duy trì, điều trị bảo tồn và phẫu thuật... Để việc chữa trị có hiệu quả, điều kiện quan trọng đầu tiên là phát hiện bệnh sớm. Các bác sĩ có thể chỉ định các thuốc sau:
- Kháng sinh dùng toàn thân (uống hoặc tiêm, tùy theo thể bệnh và giai đoạn bệnh) như tétracycline, penicilline, docyxycline, amoxicycline, metronidazol...

- Kháng sinh dùng tại chỗ: Sợi tetracycline (đưa vào túi quanh răng) hoặc metrogyl denta gel (bôi). Có thể phối hợp metrogyl denta gel với dung dịch chlohexidine 0,25% (súc miệng).

8 ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG

Không phải bác sĩ nha khoa nào cũng nói cho bạn biết răng giả bị hỏng hoặc mòn có thể dẫn đến ngưng thở khi ngủ và các vấn đề hô hấp khác.
Cho dù bạn là người rất chăm chỉ đi khám nha khoa nhưng không có nghĩa là bạn sẽ nắm được tất cả các vấn đề liên quan đến răng miệng. Và không phải lúc nào các nha sĩ cũng nói hết những cách duy trì vệ sinh răng miệng và chăm sóc răng, nướu sao cho đúng nhất vì họ cho rằng có thể bạn đã biết. Nếu bạn không có tinh thần học hỏi thêm thì vô tình nhiều thông tin quan trọng về vấn đề này lại bị bỏ qua. Chính vì vậy, trước khi đến nha sĩ, bạn nên chuẩn bị những thông tin để có thể hỏi thêm các nha sĩ.

Dưới đây là 8 điều quan trọng liên quan đến sức khỏe răng miệng bạn cần phải biết cho dù nha sĩ không nói.



1. Thở bằng miệng có thể gây ra vấn đề sức khỏe răng miệng 

Hầu hết các nha sĩ sẽ không nói với bạn điều này, bởi vì nó là vấn đề quá phổ biến. Tuy nhiên, thực tế là nếu bạn liên tục thở bằng miệng, bạn có thể dễ bị sâu răng do không khí tiếp xúc với răng quá nhiều.

2. Kem đánh răng chứa quá nhiều fluoride có thể làm hỏng răng của bạn 

Bạn chỉ thấy các nha sĩ kê đơn bổ sung fluoride cho răng chắc khỏe hơn mà chưa từng thấy bác sĩ nào khuyến cáo tránh trường hợp quá nhiều fluoride. Thực tế, sự thật là, lượng florua mà răng tiếp xúc quá nhiều có thể gây hại nhiều hơn. Nó có thể khiến cho răng của bạn bị suy yếu và men răng dễ bị hủy hoại.

3. Làm trắng có thể gây hại cho răng

Nhiều nha sĩ đề nghị bạn thực hiện quá trình làm trắng răng mà không đề cập cho bạn tác dụng phụ của nó. Mặc dù biện pháp này có thể làm cho răng bạn trắng đẹp hơn nhưng nếu làm thường xuyên sẽ có thể gây kích ứng nướu của bạn.



4. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa một lần một ngày là đủ

Hầu hết các nha sĩ khuyến khích đánh răng và dùng chỉ nha khoa hai hoặc ba lần mỗi ngày để ngăn chặn sự hình thành các mảng bám . Tuy nhiên , sự thật là, đánh răng thường xuyên có thể gây thiệt hại cho men răng và kích thích làm cho nướu răng nhạy cảm hơn.

5. Ngoài đường, các chất khác trong đồ uống có ga cũng có hại cho sức khỏe

Có thể các nha sĩ sẽ khuyên bạn rằng bạn nên tránh đồ uống có ga vì hàm lượng đường trong đó rất cao. Điều này khiến cho bạn có cảm giác rằng thức uống chứa chất ngọt nhân tạo sẽ không gây hại. Nhưng thực tế, trong nước uống có ga có chứa cả chất ngọt nhân tạo lẫn dung dịch nước của khí carbon dioxide và nồng độ axit của nó có thể gây ra sự ăn mòn men răng theo thời gian.

6. Cần đánh răng lâu hơn 2 phút

Hầu hết các nha sĩ đều cho rằng đây là vấn đề hiển nhiên nên không mấy người nhắc bạn. Nhưng bạn cần nhớ một điều rằng, nếu đánh răng chưa tới 2 phút, các vi khuẩn có thể không được loại bỏ hết và gây ra các bệnh răng miệng.

7. Đeo khuyên ở lưỡi có thể nguy hiểm cho sức khỏe

Nếu bạn không hỏi, chắc chắn các nha sĩ sẽ không nói cho bạn biết rằng xỏ khuyên ở lưỡi có thể dẫn đến nhiễm trùng lưỡi, gây nguy hại cho sức khỏe răng miệng.

8. Răng mọc lệch có thể gây ra chứng đau nửa đầu


Răng mọc lệch không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mà nó còn có thể gây ra căng thẳng quá mức ở các cơ bắp quanh khuôn mặt. Điều này có thể dẫn đến chứngđau nửa đầu rất phổ biến ở nhiều người.

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA BỆNH VIÊM GAN DÒNG HỌ VŨ

Hiện nay, việc điều trị bệnh gan bằng thuốc Tây y chưa thể mang lại hiệu quả triệt để, sau một thời gian ngừng thuốc, chức năng gan lại suy giảm, men gan cao, cơ thmệt mỏi, vàng da...Nhưng khi sử dụng những bài thuốc Đông y lại hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng cũng như diễn biến của bệnh và chữa khỏi được bệnh. 




Khi nói đến bài thuốc Đông y chữa trị bệnh gan hữu hiệu phải kể đến bài thuốc chữa bệnh gan gia truyền của dòng họ Vũ (Đông Triều – Quảng Ninh). Bài thuốc đã được nhiều nhà khoa học đánh giá cao về yếu tố kinh nghiệm và yếu tố khoa học. Hai yếu tố đó đã tạo nên đặc trưng của bài thuốc, mang lại hiệu quả toàn diện nhất trong chữa trị các bệnh về gan. Bài thuốc này đã được chuyển giao cho Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc Dân tộc tiếp tục nghiên cứu, phát triển hoàn thiện, bào chế và ứng dụng điều trị, cung cấp thuốc cho người bệnh.

Thành phần chính của bài thuốc chữa bệnh gan bao gồm nhân trần, tảo spirulina, rau om, chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu), hậu phác, thổ phục linh, vọng cách, chi tử, quế thông, ý dĩ, thần khúc… Phần lớn những vị này thường có vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, sát trùng, tiêu viêm, giải độc, tăng cường chức năng gan. Thuốc có thể lợi tiểu để trừ thấp, có thể nhuận gan, giải độc lại cung cấp được nhiều chất chống oxy hoá để nâng cao sức miễn dịch và ức chế, tiêu diệt virut viêm gan, bảo vệ tế bào gan. 

Thuốc có hai dạng chính: 

* Thuốc uống dạng tán bột 

Thuốc có tác dụng: Kiện Tỳ, lợi thấp. Hàn có thể sinh thấp, thấp có thể sinh nhiệt. Hàn thấp hay thấp nhiệt tuỳ vào cơ địa, yếu tố chính yếu vẫn là do thấp. Vì“Tỳ ố thấp”, nên Tỳ và thấp là tương quan giữa chính khí và tà khí trong bệnh viêm gan. Bài thuốc giúp Kiện Tỳ để nâng cao chính khí chống lại tà khí. Mặt khác, hỗ trợ lợi thấp để thanh giải tà khí và bảo vệ khí hoá của Tỳ Vị. 

* Thuốc uống dạng cao hoàn 

Thuốc có tác dụng: Nhuận gan, giải độc vừa nâng cao chức năng của gan vừa ngăn chặn sự phát triển của tà độc. Theo nghiên cứu của y học hiện đại những tác nhân gây viêm gan hoặc hoại tử tế bào gan thường bắt đầu từ sự gia tăng quá trình peroxide hoá lipid ở màng tế bào. Do đó, bảo vệ gan phải bắt đầu từ những chất chống oxy hoá có tính năng ức chế quá trình này. Các thành phần có trong bài thuốc giúp giải quyết vấn đề trên.

Ưu điểm khi sử dụng bài thuốc này: thuốc chữa bệnh gan an toàn và hiệu quả triệt để; bài thuốc đi sâu vào cơ sở của lý học nên không có bất cứ một tác dụng phụ; việc chữa trị đi sâu vào căn nguyên của bệnh nên khi đã điều trị khỏi bệnh sẽ không tái phát (nếu người bệnh tuân thủ đúng những yếu cầu khi sử dụng bài thuốc).

Bài thuốc điều trị bệnh gan là một trong những bài thuốc được nghiên cứu và ứng dụng chữa bệnh thành công bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc Dân tộc. Với hiệu quả mà bài thuốc có được đã giúp nhiều bệnh nhân xóa đi mọi nỗi lo về bệnh gan, mang lại cuộc sống khỏe mạnh cho cộng đồng.

Điện thoại tư vấn:  0463.299 215 - 0903.408.683 (0904.778.682)

LIÊN HỆ MUA THUỐC

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Địa chỉ: Tòa nhà Số 35, ngõ 75 phố Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội (xem Bản đồ)
Điện thoại: (04)66 811 429.

HƯỚNG DẪN MUA THUỐC

- Quý khách trực tiếp đến trung tâm
- Nhận thuốc tại nhà (với khách ở Hà Nội)
- Nhận thuốc qua đường bưu điện (với khách ở xa)

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc


Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank)  
Số tài khoản:0011004226461
Mở tại: Chi nhánh Sở giao dịch (Ba Đình)
Ngân hàng Công thương (Viettinbank)  
Số tài khoản:101010007814681
Mở tại: Chi nhánh Ba Đình
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank)  
Số tài khoản:1507205660719
Mở tại: Chi nhánh Cầu Giấy

Chủ tài khoản: Nguyễn Thành Long
 

Blogger news

Blogroll

About