Ads 468x60px

Pages

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

THUỐC ĐÔNG Y ĐẶC TRỊ BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG

Viêm đại tràng là một bệnh phổ biến ở nước ta. Bệnh bắt đầu từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp do nhiễm khuẩn, do dùng thuốc kháng sinh lâu ngày gây rối loạn tiêu hóa hoặc kí sinh vật thông qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để. Sau nhiều lần tái phát bệnh chuyển sang viêm đại tràng mạn tính. Những biểu hiện chính của viêm đại tràng mạn tính thường là:
     
     - Rối loạn tiêu hóa thường xuyên khi ăn đồ lạ, đồ ăn sống, lạnh
    - Bụng căng chướng, có thể kèm đau vùng hạ sườn
    - Đau quặn bụng quanh vùng rốn
    - Thường đau bụng vào buổi sáng, đi vệ sinh xong thì đỡ đau.
    - Phân rối loạn, khi táo khi lỏng hoặc nát
    - Cảm giác mót muốn đi nữa sau khi đi đại tiện…
    - Ăn uống kém, sút cân nhanh không rõ nguyên nhân.

Thuoc chua benh viem dai trang
Bệnh viêm đại tràng
Bệnh thường xuyên tái phát và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như sức khỏe hàng ngày của người bệnh. Đến nay, cơ chế gây viêm đại tràng co thắt theo tây y vẫn chưa rõ ràng. Việc điều trị bệnh bằng thuốc tây y gặp nhiều khó khăn do tình trạng kháng thuốc và nhờn thuốc. Khả năng điều trị dứt điểm bằng thuốc tây rất khó khăn, chi phí điều trị rất tốn kém nhưng kết quả lại hạn chế. Do đó, người ta tìm đến Đông y để điều trị triệt để căn nguyên của bệnh, ngoài ra còn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể tránh tái phát.

Theo Đông y, viêm đại tràng xuất hiện do:


Ngoại tà: Ngoại tà lục dâm (tác nhân bên ngoài gây lên bệnh), chủ yếu là phong, nhiệt, thử, thấp.
- Do ăn uống không điều độ, không vệ sinh, ăn quá nhiều đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, sống lạnh, đồ ăn hải sản.
- Sử dụng nhiều chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, lạm dụng thuốc kháng sinh tây y ...

Nội thương: Thất tình nội thương (yếu tố về tinh thần).
- Do suy nghĩ căng thẳng, strees, cáu giận, lo âu, buồn phiền kéo dài.
- Tỳ hư: nghĩa là bị bệnh đã lâu, bệnh đi sâu vào lý.

Các nguyên nhân ngoại tà, nội thương (trực tiếp hoặc gián tiếp) ảnh hưởng đến công năng của tỳ vị và đại tràng khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng và bài tiết các chất cặn bã bị rối loạn, từ đó mà phát sinh các chứng trạng của viêm đại tràng như đau bụng, tiêu chảy, hoặc đi kiết, đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, nôn, buồn nôn...

Quan điểm của Đông y về điều trị bệnh viêm đại tràng

Để điều trị viêm đại tràng cần điều trị vào căn nguyên, gốc bệnh, nhưng phải toàn diện nghĩa là kết hợp nhiều biện pháp. Chẳng hạn biện pháp kỹ thuật không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho hợp lý, lưu ý tới chế độ ăn uống hàng ngày, tích cực tập luyện khí công dưỡng sinh để nâng cao chính khí (sức đề kháng), bảo đảm giấc ngủ và tạo lập đời sống tinh thần thoải mái... 

Đương nhiên, vấn đề dùng thuốc vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu trong phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng.
 

Biện chứng luận trị: Là phương thức dựa trên cơ sở chứng trạng và thể bệnh cụ thể mà tiến hành lựa chọn các vị thuốc và bài thuốc cho phù hợp; Với thể thấp nhiệt uẩn kết thì phải thanh nhiệt, táo thấp; với thể can tỳ bất hòa thì phải xơ can, giải uất, phù tỳ;  với thể tỳ vị hư nhược thì phải kiện tỳ, ích vị, thăng thanh, giáng trọc; với thể tỳ thận dương hư thì phải ôn bổ tỳ, thận, cố sáp, chỉ tả; với thể khí trệ huyết ứ thì phải hành khí, hoạt huyết, kiện tỳ, ích khí; với thể âm huyết khuy hư thì phải tư âm dưỡng huyết, thanh nhiệt, hóa thấp
 
Biện bệnh: Là phương thức dựa trên cơ chế bệnh sinh chủ yếu của bệnh mà xây dựng một phác đồ điều trị chung cho nhiều thể bệnh.
Với viêm đại tràng mãn tính, nguyên tắc trị liệu cơ bản là bổ tỳ, ích tràng, thanh nhiệt, hóa thấp, hoạt huyết, hóa ứ. Thuốc dùng theo biện bệnh thi trị có thể là các phương thuốc dân gian (thường dùng cho thể bệnh nhẹ), các bài thuốc tự chế (tân phương nghiệm phương) hoặc các đông dược thành phẩm sản xuất theo đơn cổ phương hay tân phương.

Bài thuốc Đông y đặc trị viêm đại tràng:

THUỐC ĐÔNG Y ĐẶC TRỊ BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG
Thuốc đặc trị bệnh viêm đại tràng

Thành phần: Bạch truật, bạch thược, đại hoàng, chỉ xác, mộc hương, hương phụ, phòng phong, và nhiều dược liệu quý khác.

Công dụng: Hòa giải can - tỳ, giúp xơ can, bổ tỳ, ích tràng, thanh nhiệt, hóa thấp, hành khí, hoạt huyết, hóa ứ. Chủ trị đau bụng, tiêu chảy, phân sống, táo bón, đi ngoài nhiều lần, ổn định tiêu hóa, tái tạo niêm mạc đại tràng, điều trị viêm đại tràng cấp, mạn tính và hội chứng ruột kích thích.

Bào chế: Bài thuốc xuất phát từ bài thuốc cổ phương, được Trung tâm nghiên cứu, phát triển, gia giảm thêm các vị thuốc sao cho phù hợp với nhiều thể bệnh, cũng như cơ địa của bệnh nhân, tăng hiệu quả điều trị của bài thuốc. Các vị thuốc trong bài thuốc được Trung tâm chiết xuất lấy tinh chất, hoạt chất trị bệnh, sau đó cô thành cao tinh chất, bệnh nhân chỉ cần hòa vào nước sôi 100°C, để nguội uống (không phải đun sắc).

Bài thuốc hiện được nghiên cứu, bào chế và cung cấp bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người viêm đại tràng

-   Giữ thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ đúng giờ.

- Ăn uống hợp vệ sinh, chỉ ăn thức ăn sạch và đã nấu chín kỹ.

- Không nên kiêng quá hoặc ăn uống thoải mái quá. Giữ cho việc ăn uống ở trạng thái cân bằng. Nên chia ăn làm nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá no.

- Không nên sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo. Không ăn uống thực phẩm có chứa gia vị cay nóng hoặc chứa chất kích thích như ớt, tiêu, gừng,..cà phê, rượu, bia, chè đặc,…

- Không nên sử dụng các loại sữa bò để tránh bị dị ứng, trướng bụng, khó tiêu.

- Không ăn rau sống, dưa cà muối.

- Hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, ruột và làm ảnh hưởng hoạt động của hệ tiêu hóa.

- Tránh làm việc quá sức, căng thẳng, lo âu, mất ngủ làm bệnh trầm trọng thêm.

- Không sử dụng các thực phẩm lạnh. Không ăn các loại hoa quả quá chua, quá ngọt, không nên sử dụng bánh kẹo ngọt tổng hợp.

- Tập thể dục đều đặn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và giúp cho tinh thần thoải mái.

- Uống từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày, chia làm nhiều lần uống. Nên uống nước ấm.

- Hạn chế các thực phẩm tanh: như cá mè, các loại cá nhỏ, hải sản

   
ĐT tư vấn: (04)62.534.166 - 0962.448.569


LIÊN HỆ MUA THUỐC

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Địa chỉ: Tòa nhà Số 35, ngõ 75 phố Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội (
xem Bản đồ)
Điện thoại: (04)62 534 166 - 0962 448 569

HƯỚNG DẪN MUA THUỐC

- Quý khách trực tiếp đến trung tâm
- Nhận thuốc tại nhà (với khách ở Hà Nội)
- Nhận thuốc qua đường bưu điện (với khách ở xa)

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN:


Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
  

Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank)  
Số tài khoản:0011004226461
Mở tại: Chi nhánh Sở giao dịch (Ba Đình)
Ngân hàng Công thương (Viettinbank)  
Số tài khoản:101010007814681
Mở tại: Chi nhánh Ba Đình
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank)  
Số tài khoản:1507205660719
Mở tại: Chi nhánh Cầu Giấy

Chủ tài khoản: Nguyễn Thành Long


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Blogger news

Blogroll

About