Ads 468x60px

Pages

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chuyên khoa tai mũi họng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chuyên khoa tai mũi họng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

THUỐC ĐÔNG Y ĐẶC TRỊ BỆNH VIÊM AMIDAN, VIÊM THANH QUẢN, HO

Thời tiết càng trở lạnh thì tỉ lệ mắc các bệnh về tai mũi họng nói chung và viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, ho gió, ho khan nói riêng ngày càng gia tăng. Ngoài yếu tố thời tiết, môi trường bị ô nhiễm và chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng bệnh ngày một nặng nề, khiến bệnh nhân thường lo lắng tự đi mua các loại kháng sinh về uống, cũng có người cẩn thận hơn thì đi đến các bệnh viện lớn, hoặc các phòng khám tư nhân để khám, chữa nhưng có thể là thuốc chưa đặc hiệu, chưa đi vào căn nguyên của bệnh để điều trị, cũng có thể bệnh nhân chưa uống đủ thời gian nên bệnh rất lâu khỏi, nhiều bệnh nhân còn uống thuốc kháng sinh liều cao trong thời gian dài dẫn đến nhờn thuốc, bệnh cứ kéo dài không khỏi không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Hiểu được điều này, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã sưu tầm, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thành công bài thuốc Thuốc đông y đặc trị bệnh viêm amidan, viêm thanh quản, ho” vào điều trị cho các bệnh nhân viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, ho gió, ho khan, ho có đờm trên khắp toàn quốc. Bài thuốc cho hiệu quả điều trị bệnh cao, thời gian điều trị nhanh, an toàn không tác dụng phụ, bài thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên sạch nên có thể sử dụng được cả cho trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú.

 Bài thuốc được các chuyên gia đầu ngành về tai mũi họng khuyên dùng trong việc điều trị các bệnh viêm họng (viêm amidan), viêm thanh quản, ho và là một giải pháp hiệu quả, an toàn cho phụ nữ có thai mà Tây y không làm được. Đặc biệt thuốc đã được bào chế dưới dạng cao tinh chất nên rất dễ sử dụng, không phải sắc.

THUỐC ĐÔNG Y ĐẶC TRỊ BỆNH VIÊM AMIDAN, VIÊM THANH QUẢN, HO
Thuốc đông y đặc trị bệnh viêm amidan, viêm thanh quản, ho

Thông tin chi tiết về bài thuốc bao gồm:

1. Thuốc Bổ phế

- Thành phần: Trần bì, bán hạ, bạch linh, cam thảo, bạch môn, ngũ vị, cát cánh, tang bạch bì, huyền sâm, sa sâm ... và một số thảo dược quý khác.

- Công dụng: Bổ phế, chỉ khái, tiêu đàm, long đàm, giải độc ...

- Chủ trị:

+ Viêm, amidan, viêm thanh quản

+ Ho khan, ho gió, ho có đàm.

+ Ngứa rát cổ hỏng, khản giọng, mất tiếng

+ Viêm phế quản, hen phế quản 

- Cách dùng:

Người lớn: Ngày uống 2 viên chia 2 lần: Sáng, tối sau ăn 30 phút.

Mỗi viên cao pha với 200 ml nước sôi 100° C. Uống khi còn ấm.

Trẻ em dưới 12 tuổi uống theo chỉ dẫn của thầy thuốc.


2. Thuốc Giải độc hoàn

- Thành phần: Bồ công anh, Kim ngân cành, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa và một số thảo dược khác.

- Công dụng: Có tác dụng như 1 kháng sinh đông y, giúp giải độc, mát gan, thanh nhiệt, tiêu viêm, sưng, chống dị ứng.

- Cách dùng:
Ngày uống 1 viên sau bữa ăn trưa 30 phút, mỗi viên cao đen pha với 200ml nước sôi 100° C, uống thuốc khi còn ấm.

Trẻ em dưới 12 tuổi uống theo chỉ dẫn của thầy thuốc


3. Viên ngậm Kha tử

- Thành phần: Kha tử, cam thảo, cát cánh, huyền sâm, mạch môn... và một số thảo dược quý khác

- Công dụng: Bổ phế, tiêu đàm, giảm ho ...

- Chủ trị: Viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm amidan, ho, khản tiếng, đau họng ...

- Cách sử dụng:
Ngày ngậm 4 viên chia 4 lần: Sáng, trưa, chiều, tối trước khi đi ngủ.

- Trẻ em dưới 12 tuổi ngày ngậm 1 đến 2 viên chia 2 lần sáng, chiều. 

Sự kết hợp hài hòa 3 loại thuốc trên trong bài: "Thuốc đông y đặc trị bệnh viêm amidan, viêm thanh quản, ho" theo đúng pháp đồ điều trị, giúp làm tăng hiệu quả của bài thuốc, giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi tình trạng: đau rát cổ họng, ngứa họng, họng đỏ, amidan sưng hoặc có mủ, khản tiếng, mất tiếng, ho gió, ho khan, ho từng cơn, ho có đờm đặc.

Chế độ ăn uống sinh hoạt

- Nên ăn các loại thức ăn mền, lỏng dễ tiêu hóa và đầy đủ chất dinh dưỡng như: cháo, súp…

- Nên nhiều hoa quả, rau xanh giàu vitamin C như sinh tố Bơ, xoài, rau ngót, cải bắp, súp lơ…

- Bổ sung thêm vitamin C,A,E để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

- Tránh ăn những thức ăn cứng, cay, nóng có tính chất kích ứng họng: như các loại ngũ cốc khô, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc nướng, ớt, hạt tiêu…

- Không uống rươụ, bia, cafe, thuốc lá, đồ uống lạnh, có ga...

- Vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày.

- Giữ ấm vùng cổ ngực, tránh bị nhiễm lạnh, giữ cho mũi được thông thoáng không nên thở bằng miệng khi ngủ.

- Hạn chế nói to, gào thét khi bị bệnh

- Lấy tay che miệng mỗi khi ho, hắt hơi, bịt khẩu trang khi đi ra ngoài.

- Giữ môi trường sống sạch sẽ, khạc nhổ vệ sinh tránh lây lan.

- Rèn luyện cơ thể thường xuyên nhằm nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng.

Điện thoại tư vấn: BS. Đoàn Phong - (04)62.543.416 - 090.4749.145

LIÊN HỆ MUA THUỐC 

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc 
Địa chỉ: Tòa nhà Số 35, ngõ 75 phố Vĩnh Phúc, Ba Đình, TP Hà Nội   (   xem Bản đồ ). 
Điện thoại: (04)62.543.416 - 090.4749.145

HƯỚNG DẪN MUA THUỐC
Quý khách trực tiếp đến trung tâm   ( Xem  Bản đồ ) 
Nhận thuốc tại nhà (với khách ở Hà Nội) 
Nhận thuốc qua đường bưu điện (với khách ở xa)

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN: 
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank)  
Số tài khoản:0011004226461
Mở tại: Chi nhánh Sở giao dịch (Ba Đình)
Ngân hàng Công thương (Viettinbank)  
Số tài khoản:101010007814681
Mở tại: Chi nhánh Ba Đình
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank)  
Số tài khoản:1507205660719
Mở tại: Chi nhánh Cầu Giấy

Chủ tài khoản: Nguyễn Thành Long


Trung Tâm Nghiên Cứu và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Viêm mũi dị ứng có thể gây nhiều biến chứng

Viêm mũi dị ứng có thể gây biến chứng viêm xoang, viêm mũi xoang nhiễm trùng vì ứ đọng dịch tiết, viêm họng - viêm thanh quản do phải thở bằng miệng…

Viêm mũi dị ứng có thể gây nhiều biến chứng

Các loại dị nguyên gây viêm mũi dị ứng
 Thường do các vật lạ bay lẫn trong không khí như phấn hoa, bụi nhà, trong đó con mạt là tác nhân chính. Nấm mốc, bụi khói công nghiệp, lông thú chó, mèo, ngựa, các loại hóa chất.
Những chất lạ trong thức ăn như sữa, trứng, các loại đậu, hải sản, các loại thuốc kháng sinh, phấn thoa, chất bôi trơn ở bao cao su, xà phòng… đều có thể gây dị ứng. Các chất này thường gây triệu chứng toàn thân hoặc ở bộ máy tiêu hóa, nhưng cũng cho những biểu hiện ở đường thở trên.
Có dị ứng hay không còn tùy thuộc vào cơ địa, tố chất di truyền của mỗi người. Tiền sử gia đình có vai trò rất quan trọng. Cha mẹ bị dị ứng có tỷ lệ con bị dị ứng cao. Phân nửa số con của cha và mẹ đều bị dị ứng sẽ bị dị ứng. Nếu chỉ cha hoặc mẹ bị dị ứng thì tỷ lệ này là 30%.
Các triệu chứng chính của viêm mũi dị ứng
- Nhảy mũi từng cơn, nhất là khi tiếp xúc với dị nguyên.
- Ngứa mũi và mắt. Có thể kèm theo ngứa tai.
- Nghẹt mũi hai bên hay đổi bên.
- Chảy nước mũi trong hay vàng đục nếu bội nhiễm.
Các triệu chứng phụ bao gồm:
- Bệnh nhân có thể bị chảy mũi sau họng, gây khịt mũi, hắng giọng và ho.
- Mũi nghẹt, phải thở bằng miệng gây viêm họng, khô họng, viêm thanh quản.
- Chóp mũi viêm đỏ và trầy da do chà xát thường xuyên vì ngứa.
- Mí mắt thường bị sưng nề, quầng thâm.
- Ở trẻ em, ít có những triệu chứng điển hình trước 2 tuổi.
- Các triệu chứng có thể xuất hiện theo thời vụ (viêm mũi theo mùa) hay liên tục (viêm mũi quanh năm).
- Khi soi mũi sẽ thấy niêm mạc mũi phù nề, mọng, có màu tái nhợt. Trong hốc mũi đầy chất tiết trong, loãng.
Điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Tránh tiếp xúc với dị nguyên
Cách điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên và phòng ngừa không để các triệu chứng xảy ra.
Giữ nhà khô sạch, thoáng khí, hút bụi thường xuyên, không nuôi chó mèo, diệt chuột, gián. Cần loại bỏ nấm mốc, những con mạt, những nơi thiếu ánh sáng, giày cũ, sách báo cũ, cây cảnh, giấy dán tường, chiếu, mền, thảm trải nền nhà, các loại hoa khô.
Tăng cường sức đề kháng
- Giữ ấm: Vào mùa lạnh cần phải giữ ấm cơ thể đặc biệt khu vực vùng cổ, ngực và mũi, không nên tắm nước lạnh. Đối với những ai phải làm việc quá khuya, dậy quá sớm cần lưu ý vì thời điểm này dễ bị cảm và dễ chuyển thành viêm mũi xoang.
Tránh hít phải luồng không khí lạnh, khô một cách đột ngột, hoặc để mũi tiếp xúc với luồng gió máy lạnh, điều hòa đều có thể làm tổn thương, làm khô niêm mạc mũi xoang. Thực hiện một vài động tác giúp làm ấm vùng mũi vào buổi sáng: dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa xoa tập thở ra hít vào, thực hiện như vậy chừng vài phút.
- Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây dị ứng. Trong không khí chứa rất nhiều tác nhân xấu, gây kích ứng niêm mạc mũi như bụi, khí thải, vi khuẩn, nấm mốc, khói thuốc lá, hóa chất… Cần tránh và hạn chế sự xâm nhập của các yếu tố này bằng cách sử dụng khẩu trang hoạt tính khi làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm khi đi ra ngoài đường.
- Vệ sinh vùng tai, mũi, họng. Đường hô hấp trên nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì tạo điều kiện cho các vi khuẩn ký sinh sinh sống và phát triển. Vì vậy cần vệ sinh họng, răng, miệng thật tốt: hằng ngày đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Khi bị viêm họng, viêm amidan, sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi... cần phải khám và điều trị dứt điểm để tránh bệnh trở thành mãn tính dễ gây viêm xoang về sau.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để làm loãng chất tiết nhày, giúp dịch tiết mũi lỏng hơn, chất nhày thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn, tránh ứ đọng, gây viêm nhiễm.
- Sử dụng thuốc hợp lý. Không nên lạm dụng một số thuốc nhỏ mũi, xịt mũi vì có thể bị lệ thuốc, gây nhờn thuốc, nhỏ thuốc đúng liều để tránh những tác dụng phụ đi kèm. Ngoài ra những người đã bị viêm xoang mãn tính nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý và đi khám sớm khi có những nghi ngờ biểu hiện của viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp.
- Khi bị viêm xoang, viêm mũi, bạn cũng có thể xông mũi bằng nước ấm, nước muối hoặc nước có pha một chút tinh dầu bạc hà giúp thông mũi.
Dùng nước muối sinh lý thường xuyên để rửa mũi, làm sạch niêm mạc mũi (tránh tiếp xúc lâu giữa niêm mạc mũi và kháng nguyên, bụi, hóa chất, vi trùng), giúp thông thoáng mũi, tạo điều kiện tốt cho thuốc xịt mũi tác dụng trên niêm mạc.
Giải mẫn cảm đặc hiệu
Khi thất bại trong việc kiểm soát môi trường và điều trị bằng thuốc, không dung nạp thuốc hoặc nhiều cơ quan cùng bị tác động của phản ứng dị ứng, bác sĩ sẽ điều trị bằng giải mẫn cảm đặc hiệu cho bệnh nhân.
Sau khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào, bệnh nhân sẽ được tiêm dưới da hoặc nhỏ dưới lưỡi chất kháng nguyên gây bệnh với nồng độ tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa.
Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90%, có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo. Thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn, các triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.
Vài điều cần lưu ý về viêm mũi dị ứng
-  Cách điều trị tốt nhất là phòng tránh tiếp xúc dị nguyên.
- Tốt nhất là dùng thuốc để phòng ngừa các cơn dị ứng, hơn là chữa các hậu quả của phản ứng.
- Nếu dùng corticoids thì an toàn nhất là dùng dạng thuốc phun tại chỗ.
- Đối với những bệnh nhân bị dị ứng cần phẫu thuật, nên chữa dị ứng trước mổ để đảm bảo kết quả.
- Phẫu thuật không chữa được viêm mũi dị ứng, nhưng nếu giải quyết được những lệch lạc về cấu trúc trong mũi thì rất có lợi. Có thể làm giảm 30-60% những triệu chứng của viêm mũi dị ứng do làm giảm các tác nhân gây kích ứng.
- Không phải bị nhảy mũi là bị dị ứng.
- Chỉ dùng kháng sinh trong các trường hợp bội nhiễm.
- Nếu việc chữa trị một bệnh nhân dị ứng đang tốt bỗng trở nên không hiệu quả, cần xem lại dị nguyên có bị thay đổi không, bị viêm mũi do thuốc hay bị bội nhiễm.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

10 cách giảm đau họng cấp tốc

Cổ họng đau rát có thể là dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh. Đó có thể là hệ quả của tình trạng căng dây thanh quản, hoặc một vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm họng. Khi gặp phải tình trạng này điều quan tâm trước hết là làm thế nào để nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn. Dưới đây là 10 phương pháp giúp khắc phục tình trạng ngứa rát, khàn cổ, đau họng tại nhà hiệu quả.
Thuốc kháng viêm
Một trong những cách điều trị đau họng hiệu quả nhất là loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Advil hoặc Aleve. Những loại thuốc này là thuốc giảm đau kết hợp với khả năng chống viêm, do đó sẽ làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn và cũng giúp giảm các triệu chứng sưng tấy khi đau họng. Loại thuốc này đồng thời có tác dụng hạ sốt.
Súc miệng bằng nước muối
Một số nghiên cứu cho thấy súc miệng vài lần trong ngày bằng nước muối ấm có tác dụng làm giảm sưng cổ họng và kích thích tiết thêm chất nhầy, giúp loại thải chất gây kích ứng hay vi khuẩn.
Các bác sĩ thường khuyên bạn nên hòa tan nửa muỗng cà phê muối vào một cốc nước. Nhưng nếu vị mặn làm bạn thấy khó chịu, hãy thử pha thêm một lượng nhỏ mật ong để hỗn hợp có vị dịu hơn. Cần nhớ phải nhổ đi sau khi súc miệng.
Viên ngậm chữa đau họng và thuốc xịt
Ngậm thuốc ho kích thích cơ chế tiết nước bọt, giúp giữ ẩm cho cổ họng. Tuy nhiên, bác sĩ Linder cho biết nhiều loại thuốc ho không có hiệu quả bằng viên ngậm cứng. Để bổ sung thêm tác dụng phụ tích cực, hãy chọn các loại viên ngậm có thành phần làm mát hoặc làm tê, như tinh dầu bạc hà.
Các loại thuốc xịt không cần kê đơn như Chloraseptic cũng có tác dụng tương tự như viên ngậm. Chúng không chữa được bệnh viêm họng hay giúp bạn chống lại cơn cảm cúm đang tiềm ẩn, nhưng có thể giúp giảm đau tạm thời. Bác sĩ Linder cho biết Phenol, thành phần hoạt tính có trong Chloraseptic, là một chất khử trùng và đồng thời có tính kháng khuẩn.
Siro ho
Ngay cả khi bạn không bị ho (hay chưa bị), siro ho giúp giảm sự đau rát. Giống như thuốc nhỏ và thuốc xịt, siro chảy qua cổ họng giúp giảm đau tạm thời. Nếu đang phải làm việc, hãy chắc rằng bạn chọn loại siro không gây buồn ngủ. Nếu bạn bị khó ngủ do đau họng, một loại siro cho ban đêm như Nyquil (chứa thuốc giảm đau và thuốc trị dị ứng) hoặc Robitussin AC (có chứa guaifenesin giúp long đờm và codeine giúp giảm đau) sẽ làm giảm đau và giúp bạn ngủ ngon hơn.
Nước uống
Duy trì lượng nước cần thiết trong cơ thể là điều rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn đang bị bệnh và cổ họng bị kích thích hoặc viêm. Bạn nên uống đủ nước để nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc trong. Việc này giúp giữ ẩm cho các màng nhầy để tăng cường khả năng chống vi khuẩn và các chất kích thích như chất gây dị ứng, giúp cơ thể chiến đấu chống lại các triệu chứng cảm lạnh khác
Trà
Bạn mệt mỏi với việc uống nước? Một tách trà thảo dược ấm có thể lập tức làm dịu cơn đau họng. Hơn nữa, các loại trà khác với lá màu đen, xanh hoặc trắng, dù không phải là thảo dược cũng chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tránh nhiễm trùng.

Để tăng cường hiệu quả, hãy thêm vào một thìa cà phê mật ong. Bạn sẽ dễ uống hơn và đồng thời tính chất kháng khuẩn của mật ong giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành.
Súp gà
Là một liệu pháp truyền thống để trị cảm lạnh, súp gà cũng giúp làm dịu chứng đau họng. Bác sĩ Linder cho biết: "Natri trong nước súp có đặc tính kháng viêm, và mang lại cảm giác dễ chịu khi đi vào cổ họng". Do đó, hãy nhấm nháp một chút nước súp đầy dưỡng để đảm bảo bổ sung được các chất dinh dưỡng cần thiết giúp chống nhiễm trùng.
Kẹo dẻo
Mặc dù không có bằng chứng rõ ràng, song theo kinh nghiệm, nhựa của cây marshmallow đã được sử dụng hàng trăm năm nay, thường là ở trong trà để chữa ho, cảm lạnh và viêm họng. Cả kẹo dẻo marshmallow và loại kẹo dẻo được nướng trên lửa đều có đặc tính chống đau họng.
Theo dân gian, kẹo dẻo ngày nay có thể giúp làm giảm đau họng nhờ các lớp gelatin phủ lên làm dịu cơn đau. Bác sĩ Linder nói: "Đó không phải là điều kỳ lạ nhất trên thế giới. Nếu cổ họng của bạn thực sự bị sưng và đau khi nuốt bất cứ thứ gì, có thể hình dung được một loại đồ ăn mềm và ngọt ngào như kẹo dẻo sẽ xoa dịu cơn đau họng hiệu quả".
Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi có thể không phải là giải pháp nhanh nhất, nhưng có lẽ là điều tốt nhất bạn có thể làm để chống lại sự nhiễm trùng gây ra đau họng. Ông cho biết: "Phần lớn các chứng viêm họng là do virus cảm lạnh gây nên, và chúng ta biết là không thể làm gì nhiều trong việc chữa trị cảm lạnh. Hãy chắc chắn rằng cơ thể bạn được nghỉ ngơi đầy đủ, ít nhất việc đó sẽ giúp cơ thể chống lại virus để bạn sớm phục hồi".
Thuốc kháng sinh
Khoảng 10% ở người lớn bị đau họng là do nhiễm trùng bởi các loại vi khuẩn như Streptococcus pyogenes. Chỉ khi bạn bị chứng đau họng cấp tính hoặc các trường hợp nhiễm trùng khác, bác sĩ mới nên kê toa thuốc kháng sinh. Hãy tuân thủ liều lượng uống thuốc đầy đủ, ngay cả khi bạn cảm thấy khá hơn sau một vài ngày.

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

5 cách hiệu quả chữa nhiễm trùng tai cho trẻ


Nhiễm trùng tai  nguyên nhân phổ biến của bệnh đau tai. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ emđặc biệt  trẻ  sinh. Một nghiên cứu đã cho thấy khoảng 70% trẻ em mắc phải các vấn đề sức khỏe về taiNếu em  của bạn đang vướng phải vấn đề nàyhãy thử các cách sau đây để làm giảm cơn đau  giúp trẻ cảm thấydễ chịu hơn.

Băng gạc ấm
Nếu trẻ bị nhiễm trùng taihãy sử dụng ngay một chiếc khăn mềm  ngâm trong nước ấmSau đó vắt ráoáp vào tai của trẻKhăn ấm sẽ giúp làm dịu cơn đau.
Tăng lượng chất lỏng
Khi  bị nhiễm trùng taibạn nên chắc chắn rằng trẻ được uống nhiều nướcHoạt động uống  nuốt thường xuyên sẽ làm cho vòi nhĩ mở  cho phép chất lỏng chảy ra từ tai.Điều này sẽ giúp giảm đau.
Thuốc nhỏ lỗ tai
Thuốc nhỏ lỗ tai cũng rất  hiệu quả khi làm giảm các cơn đau tai. Ngoài rabạn cũng  thể dùng dầu ôliu nhỏ vào tai bị nhiễm trùng với sự giúp đỡ của một pipet sạch.
Dùng một cái gối cao
Khi  nằm xuốnghãy chắc chắn rằng chiếc gối   sử dụng  khá caoĐiều này làm giảm áp lực trong tai  giúp  cảm thấy dễ chịu hơn.
Tham khảo ý kiến bác 
Cuối cùngđừng quên tham khảo ý kiến ​​bác .  các bác  sẽ cung cấp cách điều trị thêm cho tình trạng nhiễm trùng tai của em  một cách chính xác.

Bệnh viêm mũi dị ứng ở phụ nữ mang thai

Bệnh viêm mũi dị ứng  căn bệnh phổ biến  rất nhiều người mắc phảiđặc biệt ở phụ nữ đang mang thaiNhiều mẹ rất quan tâm  đặt câu hỏi  bệnh viêmmũi dị ứng với phụ nữ  thai  ảnh hưởng đến thai nhi hay không ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc  điều bạn nên làm khi đối mặt với căn bệnh này
Viêm mũi dị ứng ở phụ nữ mang thai
Viêm mũi dị ứng thường tồn tại từ trước khi mang thaimặc  bệnh  thể phát triển hoặc được ghi nhận lần đầu tiên trong thai kỳBệnh nhân viêm mũi dị ứng đôi khithan phiền  triệu chứng hắt hơi nhiềungứa mũichảy nước mũimột số bệnh nhân đồng thời bị ngứa  kích ứng mắtBệnh viêm mũi sẵn  từ trước  thể xấu đicải thiện,hoặc không thay đổi trong thời gian mang thai.Nguyên nhân phổ biến gây viêm mũi dị ứng
 gồm mạt bụinấm mốcphấn hoalông thú vật.

Phụ nữ  thai bị viêm mũi dị ứng thường được khuyên chỉ nên nhỏ nước muối sinh Tuy nhiêntrong trường hợp quá khó chịuhọ vẫn  thể dùng các thuốc chống dịứng theo hướng dẫn của bác   thể yên tâm  bản thân bệnh viêm mũi dị ứng không gây ra dị tật cho thai nhinhưng cần giữ gìn sức khoẻ để không bị cúm bệnh cúm mớichính  nguyên nhân gây ra dị tật cho thai nhi .Hoặc các bạn  thể dùng những cách chữa viêm mũi dị ứng đơn giản sau :
Thực tếkhông ít người cảm thấy khó chịu với mùi hương khá nồng của hành tâyNhưng theo các nhà khoa họchành tây  thể đẩy lùi bệnh viêm mũi dị ứng nhanhchóng  không  bất kỳ tác dụng phụ nào.
Cách sử dụng hành tây trị ngạt mũi cũng rất đơn giảnbạn chỉ cần cắt nhỏ hànhcho vào khăn mỏngdùng để ngửi nhiều lần trong ngày cho tới khi hết bệnh viêm mũi dị ứng.
Nhỏ mũi bằng nước muối
Bạn  thể tự pha hỗn hợp nước muối tại nhà hay đơn giản  mua thuốc nhỏ mũi dành cho  bầu tại các hiệu thuốcViệc nhỏ mũi với hỗn hợp nước muối  thể được lặplại từ 4-5 lần/ngày cho tới khi khỏi hẳn triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Phụ nữ  thai mắc bệnh viêm mũi dị ứng chăm sóc như thế nào cho tốt ?
-  Hơi nước  thể nhanh chóng làm giảm nghẹt mũi  khiến bạn dễ thởTắm nước ấm bằng vòi hoa sen  hít hơi nước trong phòng tắm
Sử dụng nước nhỏ mũi dạng giọt được bác  chỉ định  an toàn cho  bầuXịt vào mỗi bên mũi.
 cao gối khi nằm hoặc ngủĐây cũng  cách chăm sóc  chữa viêm mũi dị ứng an toàn dành cho  bầu.
Viêm mũi dị ứng  bệnh hay gặp ở phụ nữ  thaiĐể tránh dùng thuốcthai phụ nên cẩn thận tránh các tác nhân gây dị ứngNếu các cơn viêm mũi vẫn xuất hiện  gây khóchịuthuốc được chọn lựa đầu tiên  natri cromolycat (cromolyndạng bơm xịt vào mũi.
 3 mức lựa chọn thuốc dùng cho phụ nữ  thaichống chỉ định (không được dùng), thận trọng (tốt nhất không dùngnhưng  khi buộc phải dùng  thể sử dụngđược (chắc chắn  an toàn cho thai phụ).

Để phòng trịtrước hếtphụ nữ  thai cần tìm hiểu xem dị ứng nguyên   để phòng tránhCần giữ nhà cửamôi trường sống luôn thoáng mátsạch sẽ  bụi nhàlông chó,lông mèo thường  những dị ứng nguyên gây rối loạn dị ứngTránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứngsữacác loại thủy hải sản... Giữ ấm  thể khi trời trở lạnhluônlạc quan thoải mái.
Nếu không tránh được dị ứng nguyên thì khi bị ngứa mũinhảy mũichảy nước mũithuốc chọn lựa đầu tiên  Natri cromolycat dạng bơm xịt vào mũiNếu thuốc khôngđáp ứng hoặc không  sẵn thể dùng các thuốc kháng histamin dạng uống ở thụ thể H1 thế hệ 1 gây buồn ngủ như ClorpheniraminTripeleraminDipherhydraminCũng thể chọn dùng thuốc kháng histamin thế hệ 2  CetirizinLoratidin (ít gây buồn ngủ). Nếu bị nghẹt mũi trầm trọng hoặc để phòng ngừa viêm mũi dị ứng thể dùngglucocorticoid dạng xịt vào mũi như BeclomethasonBudesonid xịt vào mũi vào buổi sáng theo chỉ dẫn  thể ngừa sổ mũinghẹt mũi suốt cả ngày.

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Tây

Bệnh viêm mũi dị ứng luôn khiến người bệnh khó chịu  cảm thấy ngứa mũichảy nước mũihắt  hơi... nhiều cách để chữa viêm mũi dị ứngnhưng sử dụngthuốc Tây  một trong những cách được nhiều người lựa chọn  tính tiện lợi  hiệu quả tức thìCác loại thuốc Tây chủ yếu được sử dụng để chữa viêm mũi dị ứng gồm :
Các thuốc antihistamines
Dị ứng mũi do các phản ứng dị ứng khi chất gây dị ứng gọi là allergens, như những phấn hoa trong mùa này bay vào mũi, tiếp xúc với các tế bào mast cells nằm ngay trong màng mũi. Phản ứng làm phát sinh nhiều chất hóa học, trong đó có các chất histamine, leukotrienes, ...
Histamine là một trong những thủ phạm chính gây các triệu chứng. Thuốc antihistamines chống lại histamine, bất lực hóa tác dụng của chất histamine, nên làm giảm các triệu chứng dị ứng mũi.
Các thuốc antihistamines hiện được chia làm hai nhóm:
§  Các thuốc gây buồn ngủ (sedating antihistamines): các thuốc có thể làm ta dật dừ, buồn ngủ, như Benadryl, Chlor-Trimeton, Tavist, Atarax, Phenergan, ... Những thuốc này được cái rất rẻ, mua không cần toa bác sĩ. Song chúng hay khiến ta dật dờ, mệt mỏi. May ra, bạn sẽ quen dần với những phản ứng bất lợi của chúng sau 3-4 ngày dùng thuốc. Thuốc còn có thể làm khô miệng, bí tiểu, áp huyết xuống thấp, lên cân, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, buồn nôn, ói mửa, ... Thêm vào đó, thường chúng cần được dùng nhiều lần trong ngày, vì có tác dụng ngắn. Thuốc mới Zyrtec, cũng thuộc nhóm gây buồn ngủ, song ít gây dật dừ và những phản ứng phụ khác như các thuốc cùng nhóm, lại chỉ cần dùng ngày 1 lần.
§  Các thuốc không buồn ngủ (nonsedating antihistamines): gồm các thuốc Allegra, Claritin, Clarinex..

Allegra, Claritin, Clarinex ít làm khô miệng, bí tiểu, tiện lợi vì chỉ cần dùng ngày 1 hay 2 lần. Claritin nay mua được không cần toa bác sĩ.
Do ít gây phản ứng phụ, ba thuốc này được các bác sĩ dùng rất nhiều. Song, mỗi cơ thể một khác, có khi bạn lại thấy một thuốc mua bên ngoài không cần toa bác sĩ giúp bạn hơn cả thuốc mắc tiền bác sĩ biên toa. Nếu thuốc ấy không gây phản ứng gì khiến bạn khó chịu, thì ta cứ tiếp tục dùng nó, vừa tốt vừa rẻ.
Các thuốc co màng mũi (decongestants)
Các thuốc co màng mũi mới chữa nghẹt mũi. Sudafed là một thuốc co màng mũi điển hình, chắc ai trong chúng ta cũng đã có dịp dùng.
Thuốc co màng mũi có thể khiến ta nhức đầu, hồi hộp do tim đập nhanh, khó ngủ, bứt rứt, dễ nổi nóng (irritability). Thuốc cũng làm co thắt các mạch máu toàn cơ thể, nên có thể gây cao áp huyết, cao áp suất trong mắt (glaucoma). Các vị mang bệnh cao áp huyết, tiểu đường, bệnh tim, cường tuyến giáp trạng (hyperthyroidism), cao áp suất trong mắt, chỉ nên dùng thuốc co màng mũi dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.
Thuốc co màng mũi chữa nghẹt mũi, nhưng ngược lại, không làm giảm chảy mũi, hắt hơi, ngứa ngáy. Để chữa mọi triệu chứng của dị ứng mũi, kể cả nghẹt mũi, người ta mới cộng cả hai thuốc antihistamine và decongestant, thành một loại thuốc tổng hợp gọi là antihistamine/decongestant. Các thuốc tổng hợp antihistamine/decongestant hiện được dùng nhiều trên thị trường: Dimetapp, Actifed, Tavist-D, Allegra-D, Claritin-D, ...
Thuốc có chất steroid
Trong những trường hợp dị ứng mũi nặng, ta phải dùng đến vũ khí mạnh: chất steroid. Ở Mỹ, Prednisone là thuốc steroid hay được dùng nhất. Prednisone dễ sử dụng, và ít gây hại hơn những thuốc cùng loại. Dẫu vậy, trường hợp dị ứng mũi cần đến Prednisone, thuốc cũng chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn (3 đến 5 ngày).
Thuốc antileukotrienes


Gần đây, thuốc Singulair, thuộc nhóm antileukotrienes (chống lại leukotrienes), chữa suyễn, cũng được dùng để chữa dị ứng mũi. Singulair hữu hiệu ngang với thuốc Claritin, song đắt hơn.
 

Blogger news

Blogroll

About