Ads 468x60px

Pages

Hiển thị các bài đăng có nhãn BỆNH TRĨ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BỆNH TRĨ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG RAU DIẾP CÁ

Diếp cá từ lâu đã được y học cổ truyền dùng chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa... Gần đây, Tây y cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của nó như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư. Ngoài ra, rau diếp cá còn có tác dụng chữa bệnh trĩ rất tốt.

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Rau diếp cá rất thân thuộc với người dân Việt Nam, thường được dùng để ăn sống. Công dụng của rau diếp cá là tính mát, làm đẹp da, ngừa mụn... và đặc biệt chống táo bón, chữa và phòng ngừa bệnh trĩ.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá rất đơn giản. Tuy nhiên, với bài thuốc này, người bệnh cũng cần phải có lòng kiên trì.

Hàng ngày, ăn sống rau diếp cá thật nhiều. Sau khi rửa sạch, nên ngâm diếp cá vào nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó đưa ra rổ, vẩy khô nước và ăn. Có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn có thể uống sinh tố diếp cá, nhưng nếu ăn sẽ tốt hơn vì nó còn có các chất xơ.

Cũng có thể nấu lá diếp cá với nước, dùng nước đó để xông, ngâm, rửa lúc nước còn hơi nóng. Bã diếp cá còn lại thì dịt vào hậu môn.

Với bài thuốc rất đơn giản này từ rau diếp cá, chỉ cần kiên trì, bạn có thể hạn chế được bệnh trĩ phát triển và chữa khỏi được bệnh trĩ khi bạn bị trĩ nhẹ trong giai đoạn đầu.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

BỆNH TRĨ NGOẠI VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐỂ KHẮC PHỤC

Trĩ ngoại là do chùm tĩnh mạch ngoài bị giãn , gấp khúc tạo nên. Nó nằm phía dưới vùng lược, có thể nhìn thấy, không thể đưa và trong hậu môn, thường không chảy máu.

Hình thái của nó có một số loại sau:

1. Trĩ ngoại do tắc mạch máu:

Là do tĩnh mạch trên trĩ bị tắc hay vỡ gây chảy máu, mạch máu đầy những cục máu, ở phía dưới da phần cửa hậu môn hình thành những cục trĩ nhỏ hình ôvan, tự cảm thấy đau tức.

2. Trĩ ngoại do tĩnh mạch bị phình gập:

Là do dưới da tĩnh mạch bị gấp khúc, ở phần rìa cửa hậu môn hình thành những viền bướu hình tròn, hình bầu dục, hay hình dài. Nếu có phù thũng, hình trạng sẽ lớn hơn, trong búi trĩ có cả chỗ tắc máu và tổ chức kết đế.

3. Trĩ ngoại do chứng viêm:

Là do những nếp gấp ở cửa hậu môn bị viêm , phù thũng gây nên. Thường cửa hậu môn bị tổn thương, do lây nhiễm vi khuẩn gây nên.

4. Trĩ ngoại do tổ chức kết đế:

Do rãnh nhăn ở phần rìa cửa hậu môn phình to, các mô kết đế bị tăng sinh, trong đó mạch máu lại rất ít, do những mảnh da dài ra, gọi là trĩ ngoại do da. Ở vùng rìa hậu môn có thể thấy những mảnh da đơn phát hoặc vòng trong sa xuống và lòi ra, trĩ hình vòng có thể dạng mào hoa, gọi là trĩ ngoại dạng da thừa hay còn gọi là Trĩ tiêu binh.


Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trĩ

Người mắc bệnh trĩ phải có những điều chỉnh trong sinh hoạt, nên hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng lên đột ngột, tránh ngồi lâu, đứng nhiều. Bạn cũng cần tránh va chạm vùng hậu môn, giấy vệ sinh phải mềm, dùng các loại xà phòng ít tính acid đồng thời giữ sạch vùng hậu môn, nhưng tránh rửa quá nhiều sẽ va chạm gây thương tổn.

BỆNH TRĨ NGOẠI VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐỂ KHẮC PHỤC
Người bị bệnh trĩ nên ăn nhiều rau quả và chất xơ 

Người bệnh tránh bia, rượu, các thức ăn dễ kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột (như ớt, hồ tiêu, cà ri…), tránh tiêu chảy. Bạn nên ăn nhiều chất xơ như ăn cam, quýt giúp phân mềm, đỡ táo bón. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhuận tràng như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền để nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ.

Đặc biệt, người bệnh nên sử dụng rau dấp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, rất hiệu quả trong trị bệnh trĩ và táo bón. Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối. Củ khoai lang cũng có công dụng nhuận tràng tốt, nên ăn thêm vào các bữa ăn phụ.

BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH TRĨ

BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH TRĨ
Tập thể dục giúp phòng ngừa bệnh trĩ
Người mắc bệnh trĩ nên điều chỉnh thói quen ăn uống theo hướng tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà đậm, thức ăn nhiều gia vị, muối…

Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do táo bón lâu ngày, bệnh lỵ, nóng trong người vì ăn uống các chất cay, nóng (tiêu, ớt, cà ri, cà phê, rượu, bia…), tăng áp lực ổ bụng bởi lao động, tư thế, sinh hoạt.

Không đứng, ngồi quá lâu

Với người táo bón lâu ngày, mỗi khi đại tiện thường rặn nhiều làm áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên nhiều lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to và khi lớn quá sẽ sa ra ngoài. Khi bị bệnh lỵ, bệnh nhân đại tiện nhiều lần trong ngày và mỗi lần phải rặn nhiều cũng làm tăng áp lực trong ổ bụng. Đây là bệnh thường gặp ở những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, đi lại ít như thư ký văn phòng, tài xế, nhân viên bán hàng, thợ may…

Để phòng ngừa bệnh trĩ, ngoài điều chỉnh thói quen ăn uống, chúng ta nên tập đi cầu đều đặn hằng ngày. Không đứng hoặc ngồi quá lâu. Hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng đột ngột. Sử dụng giấy vệ sinh mềm, sạch hoặc dùng các loại xà phòng ít tính acid để làm sạch vùng hậu môn. Vận động thể lực vừa sức, tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ, đi xe đạp…

Nhiều rau quả, trái cây rất tốt

Trong ăn uống, cần điều chỉnh thói quen theo hướng tránh các chất kích thích (cà phê, rượu, trà đậm, thuốc lá…); tránh thức ăn nhiều gia vị (ớt, tiêu, cà ri, gừng, riềng…); ăn nhiều chất xơ từ các loại rau quả.

Thực phẩm có ích cho người bị bệnh trĩ là các loại rau quả (diếp cá, lang, mồng tơi, đay, dền, đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, cà tím, súp lơ xanh, củ sen, bắp…). Các loại rau quả này tốt nhất dùng dưới dạng hấp, luộc, nấu canh, không nên nướng hoặc chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu.

Các loại trái cây (bơ, chuối, thanh long, cam, quýt, bưởi, táo tây, dâu tây, kiwi…) cũng rất tốt cho người bệnh trĩ. Hạn chế ăn muối vì muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng, gây bệnh nặng hơn.

Coi chừng nhầm lẫn

Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất ở bệnh trĩ. Tuy nhiên, một số trường hợp khác cũng có hiện tượng chảy máu hậu môn mà chúng ta cần phân biệt để tránh nhầm lẫn, như ung thư hậu môn hoặc trực tràng. Gặp trường hợp này, nếu bệnh nhân nhầm là bệnh trĩ, không chịu đi khám, đến khi ung thư phát triển to thì không còn khả năng điều trị được.

Trường hợp polype trực tràng cũng có dấu hiệu chảy máu. Đây là bệnh cần can thiệp cắt bỏ thì mới hết chứ không thể điều trị bằng thuốc.

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

RƯỚC HỌA DO CẮT TRĨ "KHÔNG ĐAU"

Trên các phương tiện thông tin đại chúng đang quảng cáo rầm rộ các phòng khám Trung Quốc chữa mọi loại trĩ bằng sóng cao tần không đau, không chảy máu, có thể ra viện luôn.

CẮT TRĨ KHÔNG ĐAU
Rước họa do cắt trĩ không đau

Tuy nhiên, PGS-TS Nguyễn Mạnh Nhâm – Chủ tịch Hội Hậu môn – Trực tràng Việt Nam, khẳng định, việc quảng cáo chữa trĩ bằng sóng cao tần, không đau, không chảy máu và thích hợp với mọi loại búi trĩ là chiêu nói nửa vời, đánh lừa bệnh nhân. Đối với các búi trĩ to, phức tạp có thể gây nguy cơ chảy máu ồ ạt, là phẫu thuật loại 1, tương đương với cắt dạ dày, chứ không thể “nhẹ nhàng, không đau, không chảy máu” được.TS Nhâm cho biết, khi ông tiến hành các cuộc phẫu thuật loại này, đều phải có cả ê kíp phẫu thuật như bác sĩ gây mê, phòng mổ có đầy đủ máy móc để hỗ trợ trường hợp cấp cứu. “Hậu môn là vùng nhạy cảm và mạch máu rất nhiều nên bệnh nhân rất dễ ngất, chảy máu” – TS Nhâm nhấn mạnh.Bệnh viện Trung ương Huế đã nghiên cứu trên 147 bệnh nhân cắt trĩ bằng sóng cao tần, cho thấy thời gian phẫu thuật nhanh nhất là 23,15 phút và lâu nhất là 75 phút. Và trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật, 100% bệnh nhân cắt trĩ bằng phương pháp này đều… đau.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hùng – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Việt Đức cho biết, bệnh viện đã nhiều lần phải can thiệp các trường hợp bị chảy máu ồ ạt sau khi cắt trĩ ở các phòng khám tư nhân. “Nếu cắt trĩ to tại các phòng khám tư là rất nguy hiểm vì họ không có các máy móc để xử lý các trường hợp bị chảy máu ồ ạt, sốc phản vệ” – ông Hùng khẳng định.

Bác sĩ này khuyến cáo người bệnh cần cảnh giác với những phòng khám tư, thầy lang băm không có trình độ chuyên môn nhưng lại “nổ” nhiều. Điều trị bệnh trĩ không tốn kém, nếu người có BHYT thì được bảo hiểm chi trả gần hết, còn mổ dịch vụ chỉ tốn 3-4 triệu đồng…

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010

BỆNH TRĨ KHI BẦU BÍ

Trĩ được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trực tràng. Nếu từng có cảm giác bị kích thích ở khu vực này, khiến bạn khó chịu hay gây đau, thậm chí là chảy máu thì hẳn là bạn đã bị trĩ.

Có nhiều phụ nữ bị trĩ khi bầu bí?

Nhiều. Trên 50% phụ nữ bị trĩ trong giai đoạn mang thai hay sau sinh. Nếu bạn từng bị trĩ trước khi có thai thì bệnh sẽ quay trở lại nhưng đa phần là xuất hiện lần đầu trong quá trình thai nghén. Bệnh tiến triển bắt đầu từ giai đoạn thứ 2 của thai kỳ. Không có cách nào để điều trị dứt điểm ngoài việc chờ sinh bé xong.

BỆNH TRĨ KHI BẦU BÍ
Bà bầu ngồi lâu dễ bị trĩ

Tại sao thai phụ dễ bị trĩ?

Có 2 yếu tố: đó là lượng máu tăng và táo bón.

Quá trình mang thai khiến phụ nữ dễ bị trĩ, búi trĩ, chảy máu lợi hơn do tuần hoàn máu trong cơ thể tăng lên để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Điều này khiến các tĩnh mạch dãn nở, đặc biệt là khu vực xương chậu do chịu áp lực từ trọng lượng của túi ối.

Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm tình trạng trĩ thêm trầm trọng.

Có thể phòng tránh?

Có. Mặc dù thai phụ rất dễ bị trĩ nhưng không có nghĩa là không thể phòng ngừa. Hãy luôn quan tâm tới cơ thể mình, đừng đợi cho đến khi cơ thể thúc bách mới “đi cầu”. Hãy đi đều đặn vào một giờ nhất định trong ngày.

Một trong những cách hiệu quả nhất để phòng bệnh trĩ khi bầu bí là tránh táo bón. Hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước và thường xuyên luyện tập, chỉ đơn giản là đi bộ hay tập các bài tập liên quan tới xương chậu cũng rất tốt.

Tập kegel cũng có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng cường độ dẻo dai cho các múi cơ ở vùng kín, giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng cũng như khả năng “thu gọn lại” sau này.

Điều trị như thế nào?

Hãy tắm nước ấm. Điều này sẽ giúp giảm các kích thích và đau đớn.

Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi cầu.

Sau sinh, dùng chậu riêng để vệ sinh hậu môn. Rửa sạch và lau khô hậu môn bằng giấy mềm, dùng các loại giấy trắng sẽ ít bị kích thích hơn các loại giấy màu.

Một số phụ nữ cảm thấy dễ chịu với 1 viên đá lạnh nhỏ, trong khi những người khác lại cần nước ấm. Vậy hãy tắm nước ấm và chườm đá lạnh để có hiệu quả tốt nhất.

Tránh đứng ngồi lâu, ngủ nên nằm nghiêng, không nằm ngửa lưng.

Nếu cảm thấy đau không chịu nổi thì hãy ngồi lên một cái ghế hơi có hình dáng của một cái phao. Tuy nhiên, không nên dùng loại ghế này nhiều vì nó có thể ảnh hưởng tới sự tuần hoàn máu ở khu vực này.

Khi nào nên đến bác sĩ?

Nếu mọi nỗ lực kể trên đều không giúp gì được hoặc tình trạng chảy máu tiếp tục thì cần đến bác sĩ ngay.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ làm một tiểu phẫu cắt bỏ búi trĩ, tất nhiêu là sau khi bạn đã sinh bé.

BÀ BẦU BỊ BỆNH TRĨ NÊN LÀM GÌ

BÀ BẦU BỊ BỆNH TRĨ NÊN LÀM GÌ
Bà bầu bị bệnh trĩ nên làm gì?
“Tôi mang thai tháng thứ 6, luôn phải đau đớn, khó chịu vì bệnh trĩ. Làm thế nào để khắc phục mà không ảnh hưởng đến thai nhi?”.

Trả lời:

Trĩ là một bệnh khá thường gặp ở phụ nữ mang thai, nguy cơ mắc bệnh trĩ tỷ lệ thuận với sự lớn lên và phát triển của thai nhi. Khi bị trĩ, bạn thường cảm thấy đau đớn, sưng phồng các huyết mạch ở hậu môn và trực tràng. Muốn giảm đau an toàn khi mang thai, bạn cần áp dụng theo những cách sau đây:


- Ngâm mình trong nước ấm: Cách này rất có lợi cho phụ nữ mang thai, nó không chỉ đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái do máu được kích thích lưu thông dễ dàng mà còn còn giảm cảm giác đau đơn do bệnh trĩ gây nên. Các chuyên gia khuyên bạn nên ngâm mình trong nước ấm mỗi ngày vài lần, bạn sẽ thấy tình trạng được cải thiện đáng kể.

- Dùng đá lạnh: Bạn có có thể dùng đá hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng hậu môn vài lần một ngày để hạn chế tình trạng sưng tấy.

- Tránh ngồi quá lâu: Việc ngồi quá lâu rất bất lợi cho phụ nữ mang thai vì sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Vì thế, thay vì ngồi nhiều, các bà bầu mắc bệnh trĩ nên dành thời gian để nằm nghỉ ngơi hoặc đứng dậy đi lại.

- Giữ vệ sinh cho vùng hậu môn: Sau mỗi lần đi toilet, bạn cần vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ để tránh tình trạng bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn nên nhớ không nên dùng giấy tolét khô mà hãy dùng giấy ướt không tẩm hương thơm hay chất cồn để tránh gây khô rát khi sử dụng.

- Không nên tự ý dùng thuốc: Việc dùng thuốc trong giai đoạn mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và an toàn của thai nhi. Vậy nên khi muốn dùng thuốc, bạn cần được thăm khám và tuân thủ theo sự kê đơn của bác sĩ.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần lưu ý: Ăn bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ, uống đủ lượng nước có thể cần, tập luyện đúng cách và an toàn. Nếu những gợi ý trên không đem lại hiệu quả cho bạn hoặc bệnh trĩ của bạn phát triển theo hướng tồi tệ hơn (bắt đầu có dấu hiệu chảy máu), cần tới gặp bác sĩ ngay.

TRĨ HỖN HỢP LÀ GÌ?

Trĩ hỗn hợp có 2 đặc trưng của Trĩ nội và Trĩ ngoại. Có loại đơn phát ở phía trước trái, phía sau phải hay giữa trái, có loại là hình vòn, tạo ra Trĩ hỗn hợp dạng vòng ( bó Trĩ). Đặc điểm của Trĩ hỗn hợp là chùm tĩnh mạch ở cửa hậu môn và trực tràng bị giãn gấp khúc tạo ra một khối Trĩ nằm ở cả trên và dưới vùng lược, khớp với nhau, làm các rành ở giữa các cơ vòng biến mất, làm trên dưới liền thành một khối.

TRĨ HỖN HỢP LÀ GÌ?
Bệnh trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp là do Trĩ nội phát triển thành, hay hặp trong lâm sàng, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra:

1. Trĩ nội đơn thuần hay những ca bị ở mức độ không nặng thường không có triệu chứng, thông thường khó phát hiện.

2. Những người bị bệnh hậu môn, trực tràng, đặc biệt là phụ nữ, thường không muốn đến bác sĩ để khám chữa, vì thế tất yếu sẽ dẫn đến việc bệnh tiếp tục phát triển thành Trĩ hỗ hợp.

3. Những trường hợp bị bệnh Trĩ nhưng do không được điều trị sớm, để bệnh nặng, lâu ngày phát triển thành Trĩ hỗn hợp.

Liệu pháp đầu tiên chữa trĩ nội là dùng chế độ dinh dưỡng có nhiều xơ. Khi đại tiện tránh không được rặn, trĩ nặng và đã bị sa thường phải giải quyết bằng phẫu thuật. Trĩ ngoại có huyết khối phải dùng phẫu thuật.
Dùng thuốc

Có rất nhiều thứ thuốc bôi ngoài để giảm các triệu chứng, các thuốc bôi ngoài thường dùng các chất bôi trơn, các chất làm mềm và làm dịu da, có thể kết hợp trong đó một thuốc tê để giảm đau. Khi không có nhiễm khuẩn, có thể kết hợp với corticosteroid, các chất kết hợp này chỉ có tác dụng ngắn hạn. Một số chất khác hay được kết hợp do tính chất làm dịu như: một số muối bismuth, kẽm oxid, resorcinol, bôm Peru, cao cây kim mai

Các bioflavonoid cũng được kết hợp trong các thuốc bôi ngoài, ở một số nước các chất này còn được dùng theo đường uống, và cùng với một số chất khác như calci dobesilat, tribenosid được dùng do tính chất bảo vệ thành tĩnh mạch.

Y học cổ truyền

Từ ngàn đời nay, đông y đã có nhiều phương pháp giúp điều trị trĩ và táo bón hiệu quả. Các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu thực phẩm chức năng Việt Nam đã dày công nghiên cứu về các thảo dược rất hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ:

Ngư tinh thảo (rau diếp cá, rau dấp cá) có thành phần chính là Quercetin, một flavonoid có tác dụng bảo vệ thành mạch rất mạnh. Tinh dầu Diếp cá có chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng sinh mạnh, tiêu diệt cả trực khuẩn mủ xanh, do đó chống viêm nhiễm rất hiệu quả. Cao diếp cá có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón rất tốt.

Đương quy là một vị thuốc quý, có tác dụng bổ máu, điều kinh, chống thiếu máu, suy nhược cơ thể. Đương quy có tác dụng hoạt huyết giảm đau, giúp chữa viêm loét, mụn nhọt. Ngoài ra, Đương quy còn có tác dụng nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Rutin là một flavonoid aglycon có nhiều trong hoa Hòe. Rutin có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính “dòn” và tính thấm của mao mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. Ngoài ra, rutin còn có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột và do vậy giúp nhuận tràng. Rutin được dùng để phòng ngừa những biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch, điều trị suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, trĩ, các trường hợp xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, tử cung xuất huyết, phân có máu….

Curcumin là một hoạt chất chính của củ nghệ (Curcuma domestica), có hoạt tính chống viêm do khả năng quét những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm. Curcumin còn có tác dụng ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa. Bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ.

Magiê có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón vốn là căn nguyên gây bệnh trĩ. Ngoài ra, Magiê còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH TRĨ HỖN HỢP

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH TRĨ HỖN HỢP
Triệu chứng bệnh trĩ hỗn hợp?
Người mắc trĩ hỗn hợp thường có những biểu hiện gì ?

Nếu bạn có những biểu hiện như đi đại tiện ra máu, có dị vật lòi ở hậu môn, hậu môn đau nhức, có thể kèm theo hiện tượng táo bón đó chính là những biểu hiện của bệnh trĩ hỗn hợp. Các bệnh về trực tràng thường có những triệu chứng tương đồng nhau, vì vậy cần đến khám trực tiếp để được tư vấn rõ ràng.


Từ những triệu chứng nào ta có thể phán đoán người bị bệnh trĩ hỗn hợp?

Đại tiện ra máu: khi đại tiện thấy có lẫn vài giọt máu màu hồng tươi, trên giấy lau có máu, có thể phát sinh trước và sau khi đại tiện, hoặc đơn thuần ra máu, hoặc máu lẫn trong phân.

Dịch nhầy tràn ra ngoài: niêm mạc trực tràng bị trĩ kích thích trong thời gian dài sẽ tiết ra nhiều dịch .Cơ vòng hậu môn lỏng dịch có thể dễ dàng tiết ra ngoài bất cứ lúc nào , làm cho phần da hậu môn thường xuyên bị kích thích và gây ngứa.

Dị vật hậu môn lòi ra ngoài: đây là triệu chứng chủ yếu của trĩ nội ở giai đoạn giữa và cuối , nguyên nhân chủ yếu là do khối trĩ nội ngày càng to ra , làm niêm mac ,các tầng niêm mạc dưới và tầng hậu môn bị chia cách, khi người bệnh đi đại tiện các khối trĩ có thể tụt xuống dưới các nếp gấp ,đi qua ống hậu môn ra bên ngoài. Khi người bệnh đại tiện vùng bụng dồn nhiều áp lực lên hậu môn khiến các búi trĩ lòi ra ngoài , khi ho hoặc khi dùng sức cũng sẽ khiến các dị vật lòi ra ngoài .

Đau nhức: do hậu môn có rất nhiều dây thần kinh và rất nhạy cảm nên có thể bị đau nhẹ hoặc đau nặng khi phải chịu các kích thích, biểu hiện như : đau mạnh, đau nhiều, đau rát …phát sinh trước và sau khi đi đại tiện.

Sa búi trĩ: đây là triệu chứng đau đớn thường gặp ở trĩ ngoại, trĩ nội khi không bị viêm thì không gây đau đớn, sa búi trĩ thường xảy ra khi viêm nhiễm trùng trĩ nội, búi trĩ bị tắc nghẹt hoại tử cũng có thể dẫn đến sa búi trĩ. Các búi trĩ sa xuống gây đau đớn vô cùng .

Táo bón: người bệnh khi ra máu thường hạn chế đi đại tiện tạo thói quen xấu dẫn đến táo bón, táo bón cọ sát vào các niêm mạc trĩ gây chảy máu, tạo thành một vòng tuần hoàn ác tính.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TRĨ Ở TRẺ EM

Nhiều người lầm tưởng trẻ em không phải là nạn nhân của bệnh trĩ, trên thực tế, ngồi bô quá 30 phút, táo bón hay cửa hậu môn không sạch,… là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em.

THỦ PHẠM GÂY BỆNH TRĨ Ở TRẺ EM
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em

Trẻ không nên ngồi bô quá 30 phút

Trong giai đoạn phát triển, cơ hậu môn của trẻ tương đối yếu, mối liên hệ giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo, thêm vào đó, xương cùng và trực tràng lại nằm trên cùng một đường thẳng, vì thể trực tràng dễ dàng bị di động lên phía trên. Vì thế, nếu cha mẹ không chú ý đến điểm này mà để trẻ ngồi bô quá lâu, khi trẻ dùng lực và phải nín thở, áp lực trong bụng tăng cao, trực tràng phải chịu một lực ép xuống và dễ dàng bị lòi ra ngoài khoang ruột.

Đồng thời, ở tuổi này, sau khi trẻ đi vệ sinh xong, hậu môn không tự động co lại nhiều, vì thế trực tràng một khi đã bị “rơi xuống” thì khó có thể lập tức co lại vị trí ban đầu, hiện tượng này gọi là bệnh trĩ. Trẻ bị bệnh trĩ nếu nhẹ, sau khi đi đại tiện, trực tràng sẽ tự động co trở lại, lặp lại nhiều lần sẽ nặng hơn, và nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến chảy máu, phù thũng…

Vì vậy, cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen đại tiểu tiện tốt từ khi còn nhỏ, đồng thời nhất thiết không được để trẻ ngồi bô quá lâu, đặc biệt là đối với những bé mới biết ngồi.

Phòng ngừa ngay từ khi táo bón

Táo bón cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên trĩ ở trẻ em. Khi một đứa trẻ bị táo bón, người đó sẽ phải căng thẳng quá mức để cố gắng và đẩy ra phân cứng. Áp lực này làm cho các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn để trở thành trĩ sưng lên và bị kích thích do đó phát triển.

Để trẻ không bị táo bón, cha mẹ cần tập cho trẻ có thói quen đại tiện đúng giờ, kiên trì cho trẻ ngồi vào bô khoảng 10-15 phút. Sau vài tuần, trẻ sẽ có phản xạ. Đồng thời, chú ý tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ như rau cần, hẹ… kết hợp hoa quả (cam, bưởi, đặc biệt là chuối); uống nước đun sôi để ấm.

Ngoài ra, có thể cho trẻ uống một chút nước mật ong vào sáng sớm, mỗi lần uống không ít hơn 60 ml và pha bằng nước sôi.

Khi trẻ táo bón, bạn có thể xoa bụng cho trẻ để giúp nhuận tràng, bằng cách cho trẻ nằm ngửa trên giường rồi dùng phần gốc bàn tay phải áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa, xoay, day, đẩy như vậy rồi lại tiến hành theo chiều tuần tự ngược lại.

Không làm nặng tay quá và mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được. Sau đó, tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 – 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị.

Điều trị bước đầu

Việc điều trị bệnh trĩ ở trẻ cần căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ để áp dụng phương pháp giữ gìn bảo dưỡng. Ở nhà, gia đình có thể áp dụng một trong cách sau để hạn chế tác hại của bệnh:

- Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ, tránh chỉ cho ăn một loại thức ăn; nên thường xuyên cho trẻ ăn các rau củ, hoa quả tươi ngon và mật ong, để tránh cho trẻ bị táo bón.

- Hình thành thói quen đại tiện đúng giờ, tốt nhất một ngày đại tiện một lần.

- Giữ gìn vệ sinh của hậu môn, nên rửa nước nóng sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ hoặc dùng thuốc xông hơi bên ngoài như: thuốc xông hơi tổng hợp từ cây kinh giới, …để cải thiện được tuần hoàn máu ở cửa hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh.

Cha mẹ lưu ý, ở trẻ nhỏ thường hay gặp bệnh sa trực tràng có biểu hiện rất giống với bệnh trĩ, vì vậy khi trẻ có các biểu hiện như chảy máu, khối sa đỏ tươi, thì nên nghĩ đến bệnh sa trực tràng trước.

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH TRĨ NỘI

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH TRĨ NỘI
Biểu hiện của bệnh trĩ nội
Rất nhiều bệnh gây chảy máu khi đại tiện, biểu hiện của đại tiện ra máu cũng khác nhau. Trong đó đại tiện ra máu thường gặp nhất là do trĩ nội gây ra. Trước hết chúng ta nên tìm hiểu về triệu chứng của trĩ nội là gì?

Trĩ thường phát sinh ở phía trên nếp gấp hậu môn, cách 3cm gọi là trĩ nội. Triệu chứng chủ yếu là chảy máu, thường là các mấu sưng mềm và không đau. Trĩ nội có tỉ lệ mắc cao nhất trong số các loại bệnh trĩ, có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Biểu hiện của trĩ nội

Biểu hiện thường gặp nhất là đại tiện ra máu, đặc biệt là trĩ nội giai đoạn 1 và 2. Biểu hiện lâm sàng này làm cho mọi người ngộ nhận rằng cứ đại tiện ra máu là đã bị trĩ. Đối với người lớn tuổi, đại tiện ra máu có thể là do ung thư trực tràng hoặc tín hiệu của một số bệnh khác, cần phải hết sức thận trọng. Đại tiện ra máu ở trĩ nội thường được biểu hiện bởi ra máu không đau, máu màu đỏ tươi, có thể nhỏ giọt hoặc ra kèm phân.

Trĩ nội giai đoạn đầu chủ yếu biểu hiện bởi đại tiện ra máu, lượng máu khá nhiều, có lúc ra nhỏ giọt, có lúc ra thành tia máu, không đau và không thấy khó chịu. Lâu ngày có thể gây thiếu máu, cảm thấy choáng váng, hơi thở ngắn, đuối sức.

Giai đoạn giữa, sau khi đại tiện có thể thấy mấu trĩ sa xuống hậu môn, thường thì có thể tự co vào hậu môn sau khi đại tiện xong.

Giai đoạn cuối, sau khi đại tiện xong mấu trĩ không thể quay lại hậu môn mà phải lấy tay đẩy vào hoặc phải nghỉ ngơi xong rồi mới có thể đi vào. Người bị nặng thì khi ho, khi dùng sức, làm việc hoặc lao động đều có thể làm cho mấu trĩ sa ra ngoài hậu môn, thường cảm thấy hậu môn ướt, khó chịu do các chất thải tăng lên, quần lót nhiễm khuẩn.Nếu bị nhiễm viêm do ma sát với quần áo sẽ có thể nhiễm khuẩn gây viêm, sưng đau, không thể quay lại trong hậu môn thậm chí là hoại tử. Vào giai đoạn giữa và giai đoạn muộn, bề mặt mấu trĩ thường bị xơ hóa nên lượng máu ít mà thường sa ra ngoài là chủ yếu.

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ NỘI ĐỘ 1, 2

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ NỘI ĐỘ 1, 2
Điều trị bệnh trĩ nội độ 1, 2
Triệu chứng của bệnh trĩ nội ở độ 1, 2

- Triệu chứng đầu tiên là đi cầu ra máu : lúc đầu sau khi đi cầu làm vệ sinh thấy có dính tí máu đỏ trên giấy vệ sinh, sau đó nặng hơn thì sau khi bạn đi cầu sẽ có máu nhỏ giọt sau khi phân ra khỏi hậu môn.


Điều trị trĩ nội nhỏ độ 1-2

- Về điều trị trĩ nội nhỏ chưa sa ra ngoài thì thường điều trị nội khoa bằng thuốc uống và thuốc đặt hậu môn, ngoài phương pháp điều trị nội khoa các bác sĩ có thể đề nghị bạn điều trị bằng thủ thuật để giúp nhanh lành bệnh hơn.

- Điều trị bằng thủ thuật gồm có các loại như thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại hay chích xơ.

Chú ý:

- Các phương pháp điều trị bằng thủ thuật chỉ áp dụng cho trĩ nội độ 1 hay độ 2.

- Ngoài điều trị bằng thuốc hay thủ thuật bạn nên chú ý đến việc ăn uống cũng như lối sống.

- Nên ăn thức ăn đầy đủ chất xơ, trái cây để đi cầu dễ dàng, tránh ăn các thức ăn có nhiều gia vị nhất là ớt tiêu, các thức uống có cồn và bia. Cần có cuộc sống điều độ, tránh căng thẳng và tránh các môn thể thao nặng như tập tạ, tennis…

NGUYÊN NHÂN VÀ BIỂU HIỆN CỦA TRĨ NỘI

NGUYÊN NHÂN VÀ BIỂU HIỆN CỦA TRĨ NỘI
Nguyên nhân và biểu hiện của trĩ nội?
Bệnh Trĩ là do chùm tĩnh mạch trong Trĩ bị phình gập và trương giãn gây ra. Trĩ nội nằm ở đoạn cuối niêm mạc trực tràng ở phía trên vùng lược, phía bên ngoài bị niêm mạc trực tràng che phủ. Về hình dạng có 3 loại: Trĩ nội do tĩnh mạch phình gập, Trĩ nội do mạch máu bị phù và Trĩ nội do xơ hóa, bình thường. Trĩ nội ẩn kín trong hậu môn, khi đi đại tiện lòi ra mới lộ rõ. Trĩ nội bình thường có thể lòi ra thụt vào lại trong hậu môn, nếu bị nặng mới không thể thụt vào được, thường có triệu chứng ra máu khi đi đại tiện.

Nguyên nhân và biểu hiện của trĩ nội

1. Trĩ nội do tĩnh mạch phình gập:

Do túi tĩnh mạch trên trĩ bị gấp khúc phình giãn tạo thành Trĩ nằm ở phía trên vùng lược đầu cuối niêm mạc trực tràng, rất mềm và có màu đỏ, dễ chảy máu.

2. Trĩ nội do mạch máu phù:

Trĩ màu đỏ tươi, mềm và bị sa xuống, bề mặt có các hạt nhỏ màu đỏ tươi, thô ráp không bằng phẳng, rất dễ chảy máu.

3. Trĩ nội do xơ hóa:

Do Trĩ bị tổn thương nhiều lần (như bị phân cọ sát) gây ra viêm, làm mô sợi bị tăng sinh tạo thành, cứng và dễ bị lòi ra, màu trắng, khó bị chảy máu.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ (tức là nguyên nhân làm dãn xoang tĩnh mạch):

Nhóm bệnh lý đường tiêu hóa: Hội chứng lỵ, viêm đại tràng mạn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, táo bón… khiến cho người bệnh đi ngoài phải rặn nhiều, thời gian đại tiện lâu tạo điều kiện phát sinh bệnh trĩ.

Sự suy yếu tổ chức nâng đỡ tại chỗ: Do lớp cơ ở dưới niêm mạc hậu môn trực tràng, hệ thống co thắt, dây chằng, cơ nâng bị suy yếu, hệ thống đám rối tĩnh mạch suy yếu sa giãn hình thành búi trĩ.

Yếu tố cơ học: Thai sản ở phụ nữ, các khối u vùng tiểu khung (u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u phì đại tuyến tiền liệt…), bệnh xơ gan, táo bón lâu ngàybệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chủ, gây ứ máu ở đám rối tĩnh mạch trĩ.

4.Các nguyên nhân khác:

- Chế độ ăn: Ăn nhiều thức ăn cay nóng, kích thích như ớt, hạt tiêu, rượu…

- Nghề nghiệp: Ngồi lâu, đứng lâu, lao động nặng nhọc, ngồi xổm, thói quen nhịn đại tiện.

- Ngoài ra bệnh trĩ còn mang yếu tố gia đình.

5.Biểu hiện bệnh Trĩ:

Bệnh xuất hiện không rõ ràng. Bệnh nhân cũng như thầy thuốc thường không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh.

Chảy máu hậu môn và đại tiện ra máu tươi: đây là triệu chứng thường gặp và xuất hiện sớm nhất của bệnh trĩ. Lúc đầu máu chảy ít, kín đáo nên người bệnh không để ý, nếu dùng giấy vệ sinh sẽ thấy máu dính trên giấy hoặc có thể nhìn thấy ít máu tươi dính theo phân, về sau máu ra nhiều hơn, thành giọt, muộn hơn thì cứ ngồi xổm đại tiện là máu chảy ra.

Đau và ngứa, có cảm giác khó chịu ở hậu môn: Nếu mới bị thì có thể không có triệu chứng này, tuy nhiên đau càng tăng khi có biến chứng sưng, viêm hoặc tắc mạch búi trĩ.

Sưng nề vùng hậu môn khi có đợt cấp hoặc trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to và ta có thể sờ thấy dễ dàng.

Muốn xác định chắc chắn bệnh trĩ, ngoài việc nhìn sờ nếu thấy búi trĩ sa ra ngoài cần phải thăm trực tràng bằng tay và soi trực tràng. Qua soi sẽ xác định được độ tổn thương của búi trĩ, số lượng kích thước và vị trí các búi trĩ.

BỆNH TRĨ - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH TRĨ - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Tư vấn bệnh trĩ
Bệnh trĩ rất phổ biến. Ở tuổi 50, khoảng một nửa số người lớn bị ngứa, rát, xuất huyết và đau thường báo hiệu bị bệnh trĩ.

May mắn là có các thuốc và thủ thuật hiệu quả để điều trị bệnh trĩ. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể chỉ cần tự điều trị và thay đổi lối sống.

Dấu hiệu và triệu chứng: thường phụ thuộc vào vị trí búi trĩ.

- Trĩ nội. Bạn không thể nhìn hoặc sờ thấy trĩ nội. Nhưng đau hoặc kích ứng khi đại tiện có thể gây tổn thương bề mặt mỏng manh của búi trĩ và chảy máu. Bạn có thể thấy một chút máu tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Vì niêm mạc phía trong thiếu các sợi thần kinh cảm giác đau, loại trĩ này thường không gây khó chịu. Tuy nhiên, bạn có thể có giảm giác đầy trực tràng sau khi đại tiện. Đôi khi, sự biến dạng có thể đẩy trĩ nội qua lỗ hậu môn. Nếu trĩ vẫn bị sa xuống, nó có thể gây đau liên tục, âm ỉ. Khi bị kích thích, nó có thể ngứa hoặc chảy máu.

- Trĩ ngoại. Loại trĩ này thường gây đau. Đôi khi có thể chảy máu nhiều trong trĩ ngoại và tạo thành cục máu đông (huyết khối), gây đau dữ dội và viêm. Khi bị kích thích, trĩ ngoại có thể ngứa hoặc chảy máu.

Nguyên nhân

Bệnh trĩ có thể do tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng. Nguồn gây áp lực phổ biến bao gồm:

- Táo bón và kèm theo biến dạng bên ngoài

- Tiêu chảy và đột ngột đại tiện phân lỏng

- Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài

- Béo phì

- Mang vác nặng

- Mang thai và sinh con

Điều trị:

Ở phần lớn các trường hợp, điều trị trĩ gồm các bước bạn có thể tự làm. Nhưng đôi khi cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Thuốc:

Nếu bệnh trĩ chỉ gây khó chịu nhẹ, bác sĩ có thể cho dùng kem, mỡ hoặc đệm không cần đơn chứa cây phỉ hoặc thuốc chống viêm tại chỗ chứa hydrocortison. Liệu pháp tại chỗ này, kết hợp với tắm nước ấm hằng ngày, có thể làm giảm triệu chứng.

Phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác:

Nếu huyết khối hình thành trong trĩ ngoại, bác sĩ có thể dễ dàng cắt bỏ huyết khối bằng một đường rạch nhỏ, sẽ giảm đau nhanh chóng.

Đối với trĩ gây đau hoặc kéo dài, bác sĩ có thể khuyên:

- Thắt búi trĩ. Thủ thuật đơn giản, ít đau này được thực hiện ở phòng khám, bệnh viện và có hiệu quả với phần lớn mọi người.

- Liệu pháp xơ hóa. Tiêm một dung dịch hóa chất quanh mạch máu để co nhỏ búi trĩ.

- Chiếu tia hồng ngoại. Chiếu tia hồng ngoại 1-2 giây cũng có thể làm ngừng tuần hoàn tới trĩ ngoại. Bạn có thể thấy nóng khi làm thủ thuật và xuất huyết nhẹ trong vài ngày.

- Liệu pháp laser. Trong thủ thuật này, một chùm laser làm bay hơi mô búi trĩ.

- Đông lạnh. Thủ thuật này làm lạnh mô tổn thương, ngừng tuần hoàn và phá hủy mô búi trĩ.

- Dòng điện. Dùng dòng điện làm co búi trĩ trong thủ thuật tương tự như quang đông hồng ngoại.

- Phẫu thuật. Nếu các thủ thuật khác không thành công hoặc nếu bạn có búi trĩ lớn, bác sĩ có thể cắt bỏ mô bằng thủ thuật cắt trĩ. Vùng mô cắt bỏ rộng hơn, ít có khả năng tái phát nhưng khó chịu nhiều hơn. Phẫu thuật cần nằm viện 1-2 ngày – thời gian hồi phục dài hơn các phương pháp cắt bỏ trĩ khác.

Phòng ngừa:

- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc. Điều này sẽ làm phân mềm hơn và đại tiện dễ hơn, giúp giảm chèn ép có thể gây trĩ.

- Uống nhiều nước.

- Thử dùng chế phẩm bổ sung chất xơ. Nếu bạn dùng chế phẩm bổ sung chất xơ, phải đảm bảo uống ít nhất 8-10 cốc nước hoặc dịch khác mỗi ngày. Mặt khác, chế phẩm bổ sung chất xơ có thể gây táo bón hoặc làm cho táo bón nặng hơn. Từ từ thêm chất xơ vào chế độ ăn để tránh sinh hơi.

- Tập luyện. Tập luyện làm giảm lực ép lên tĩnh mạch, có thể xuất hiện khi đứng hoặc ngồi lâu, và giúp ngăn ngừa táo bón. Tập luyện cũng có thể giúp giảm lượng cân thừa.

- Tránh đứng hoặc ngồi lâu.

- Không nên căng thẳng. Căng thẳng và nín thở khi đại tiện làm tăng lực ép lên tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng.

- Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đại tiện.

Tự chăm sóc:

Bạn có thể tạm thời giảm đau nhẹ, sưng và viêm ở phần lớn các đợt trĩ bằng các cách tự chăm sóc dưới đây:

- Bôi kem điều trị trĩ không cần đơn hoặc viên đạn chứa hydrocortison, hoặc dùng băng ép chứa cây phỉ hoặc thuốc tê tại chỗ.

- Giữ vùng hậu môn luôn sạch. Tốt nhất là hằng ngày rửa hoặc tắm nhẹ nhàng để làm sạch da quanh hậu môn bằng nước ấm. Xà bông là không cần thiết và có thể làm cho bệnh nặng hơn.

- Ngâm trong nước ấm vài lần mỗi ngày.

- Chườm đá hoặc đắp gạc lạnh lên hậu môn trong 10 phút tới 4 lần/ngày.

- Nếu trĩ bị sa xuống, đẩy nhẹ nhàng búi trĩ vào trong ống hậu môn.

- Dùng khăn ẩm hoặc giấy vệ sinh ướt sau khi đại tiện thay cho giấy vệ sinh khô.

Những cách tự chăm sóc này có thể làm giảm triệu chứng, nhưng chúng không làm cho búi trĩ mất đi. Hãy đi khám bệnh nếu bạn không thấy giảm bệnh trong vài ngày.

MÓN ĂN CHỐNG TÁO BÓN ĐỂ TRÁNH BỊ TRĨ SAU SINH

MÓN ĂN CHỐNG TÁO BÓN ĐỂ TRÁNH BỊ TRĨ SAU SINH
Món ăn chống táo bón
Khi bị táo bón sau sinh, cần ăn các thức ăn mềm, những loại thực phẩm dễ tiêu. Không nên để táo bón dài ngày cần phải chữa ngay để tránh các nguy cơ bị viêm đại tràng, bệnh trĩ, hay ung thư trực tràng.

Đông y cho rằng, sau sinh do mất máu nhiều khiến khí huyết mất thăng bằng, nước và tân dịch bị suy hao làm ảnh hưởng tới chức năng nhu động của ruột, phân chậm tống ra ngoài nên quá trình lưu lại ở ruột bị đại tràng hút kiệt nước, phân rắn lại mà sinh táo bón. Lúc này sản phụ thường biểu hiện tình trạng âm hư hỏa vượng khiến sắc mặt không tươi nhuận, mà hanh vàng, da khô, miệng nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch lý…

Các thức ăn cần thiết lúc này là thức ăn mềm, loại thực phẩm dễ tiêu, nhiều chất cellulose như các loại rau, quả tươi (đậu bắp, khoai lang…). Lưu ý không ăn các loại thực phẩm có tính nóng kích thích như tiêu, ớt, uống cà phê, trà, rượu, hút thuốc lá… Tốt nhất là cần kết hợp chọn dùng một số món ăn bài thuốc để vừa an toàn, hiệu quả cho cả mẹ lẫn con mà chứng táo bón cũng hết.

Tùy chọn một món ăn trong số các món ăn dưới đây, dùng cho đủ số ngày từng đợt, sau đó muốn ăn tiếp thì có thể thay đổi món khác thích hợp.

Cháo khoai lang

Khoai lang 200g, nghệ vàng 10g, đường đỏ 50g. Nghệ rửa sạch giã nhỏ, khoai lang rửa thái miếng, cho cả vào nồi đổ nước vừa đủ đun cho khoai nhừ, khuấy đều thành cháo, cho đường đỏ vào để sôi lại chốc lát là được. Ngày ăn 2 lần vào lúc đói. Khi thấy đại tiện ngày 1 lần (hết táo bón) thì ngừng ăn.

Cháo mè (vừng) đen

Mè đen 30g, gạo tẻ 100g, gạo nếp 50g, thịt heo nạc 100g, dầu, gia vị vừa đủ. Xay nhỏ gạo và mè đen, thịt heo xay hoặc băm nhỏ, ướp đủ mắm muối rồi cho dầu vào xào chín. Cho gạo, mè đen đổ đủ nước vào nấu nhỏ lửa đến lúc cháo nhừ cho thịt băm đã xào vào khuấy, để cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2-3 lần vào lúc bụng đói, cần ăn 3-5 ngày liền.

Cháo cà rốt

Cà rốt 200g, rau bắp cải 100g, gạo tẻ 100g, thịt heo nạc 100g, dầu, mắm muối vừa đủ. Cà rốt cạo sạch vỏ ngoài rồi nạo hay mài nhỏ. Bắp cải làm sạch thái nhỏ, gạo xay bột. Thịt heo nạc rửa sạch băm nhỏ ướp muối, rồi cho dầu xào chín. Cho bột gạo vào nồi đổ đủ nước, dùng lửa nhỏ đun sôi nhừ, cho cà rốt và bắp cải vào để sôi tiếp thì cho nốt thịt heo băm đã xào vào, sôi nhào là được. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 3-5 ngày.

Cháo cật heo

Cật heo 1 đôi chừng 250g, gạo tẻ 100g, nghệ vàng 10g, mắm muối vừa đủ. Giã nhỏ nghệ sau khi rửa sạch, cật heo làm sạch, thái miếng ướp mắm muối, nghệ, để 10 phút thì cho vào kẹp nướng chả để trên than hồng cho chín. Cho gạo đã xay bột, đổ vừa nước, nổi lửa nhỏ đun nhừ thành cháo thì cho cật heo vào, vẫn để nhỏ lửa cho sôi chừng 10 phút nữa là được. Ngày ăn 1 lần, cần ăn 2-3 ngày.

THÓI QUEN VÔ TÌNH GÂY BỆNH TRĨ

Chứng bệnh gây đau đớn và mất tự tin này thường hình thành do những thói quen xấu kéo dài hàng năm liền. Hiểu rõ chúng, bạn hoàn toàn có thể ngừa bệnh.

THÓI QUEN VÔ TÌNH GÂY BỆNH TRĨ
Thói quen vô tình gây bệnh trĩ

1. Ngồi lâu

Theo các nghiên cứu về bệnh trĩ cho thấy, có tới 73% những người thường ngồi lâu khi làm việc sẽ bị mắc phải bệnh trĩ khi lớn tuổi. Trong khi đó, tỉ lệ này ở những người thường xuyên đi lại và vận động nhiều chỉ khoảng 40-43%.

Các bác sĩ khuyên chúng ta đề phòng bệnh trĩ bằng cách thư giãn sau mỗi 1 giờ làm việc. Không cần đi lại quá nhiều, chỉ cần ít phút đi photo văn bản, lấy nước, đi vệ sinh… miễn là cứ 1 giờ lại có khoảng 5 phút đứng lên đi lại là nguy cơ mắc bệnh đã giảm xuống gần phân nửa.

2. Không trị dứt bệnh táo bón

Nguyên nhân hàng đầu gây ra trĩ là bệnh táo bón kinh niên không được điều trị dứt điểm. Trong một thời gian dài bị táo bón, các cơ vùng hậu môn phải chịu áp lực rất lớn mỗi khi bạn đi ngoài.

Đồng thời chúng có thể bị viêm nhiễm do quá trình đi ngoài khó khăn, không có sự hỗ trợ điều trị của thuốc thang phù hợp dẫn đến tình trạng giãn cơ hậu môn, cuối cùng là mắc phải bệnh trĩ. Vì vậy, nếu bị táo bón, bạn hãy cố gắng trị dứt điểm để tránh bệnh phát triển nặng thành trĩ.

3. Yêu bằng “cửa sau”

Dù là lần đầu tiên yêu bằng cửa sau hay đã quen với việc này thì nguy cơ mắc bệnh trĩ sau mỗi lần yêu đều rất cao. Vốn dĩ “cửa sau” không được tạo hóa thiết kế phù hợp cho quan hệ gối chăn nên việc bị xước, thủng, rách niêm mạc là điều thường xuyên xảy ra. Nếu khu vực này bị viêm nhiễm, hậu quả sẽ viêm xương chậu, thậm chí cả bệnh trĩ.

4. Ăn uống có hại
Những món ăn gây ra bệnh trĩ bao gồm thức uống có cồn như bia, rượu và những loại thực phẩm nêm nhiều gia vị, ướp nhiều hương liệu. Các nhà nghiên cứu cảnh báo, ăn nhiều thực phẩm cay và dùng bia rượu có thể dẫn đến táo bón kinh niên, gây tắc nghẽn hậu môn, chảy máu khi đi ngoài, viêm nhiễm và dẫn đến bệnh trĩ.

Những thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ theo Đông y cũng là một trong những thực phẩm gây nóng và là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
Để phòng bệnh, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, những loại hoa quả tươi chứa nhiều chất xơ như táo, dưa hấu, các loại khoai như khoai lang hay các hạt giàu chất béo có lợi như hạnh nhân.

NGUYÊN NHÂN TRĨ NGOẠI THƯỜNG GẶP Ở NỮ GIỚI

Bệnh trĩ ngoại là do chùm tĩnh mạch ngoài bị giãn, gấp khúc tạo nên. Nó nằm phía dưới vùng lược, có thể nhìn thấy, không thể đưa và trong hậu môn, thường không chảy máu.

Tại sao trĩ ngoại thường gặp ở nữ giới? là vấn đề được mọi người hết sức quan tâm nhất là chị em phụ nữ, sau đây các chuyên gia hậu môn trực tràng một số nguyên nhân tại sao hiện tượng trĩ ngoại thường gặp ở nữ giới :

NGUYÊN NHÂN TRĨ NGOẠI THƯỜNG GẶP Ở NỮ GIỚI
Nguyên nhân trĩ ngoại thường gặp ở nữa giới

1) Do cấu tạo cơ thể ở nữ giới:

Ở vùng chậu nữ giới còn có tử cung, có thể chèn ép trực tràng, khiến cho trực tràng nghiêng về sau, độ cong lớn, khi đi đại tiện sẽ chậm hơn nam giới, dễ gây táo bón từ đó dẫn tới trĩ ngoại.

2) Thời kỳ mang thai:

Thai nhi lớn dần lên chèn ép trực tràng, làm trở ngại lưu thông tĩnh mạch hậu môn trực tràng, từ đó dẫn tới trĩ ngoại.

3) Các chất thải gây bệnh trĩ ngoại:

Kinh nguyệt và khí hư tiết ra thường xuyên kích thích vùng da hậu môn, gây viêm mãn tính, làm tăng sinh các mô, dẫn tới trĩ ngoại.

4) Thời kỳ sinh con:

Sau khi sinh con do khoang bụng trống rỗng, không có nhu cầu đi đại tiện, không đi đại tiện trong nhiều ngày, nằm trên giường lâu, đại tiện khó khăn dễ dẫn tới mắc trĩ ngoại.

5) Môi trường sống:

Do thay đổi môi trường sống, phải đứng hoặc ngồi nhiều, áp lực công việc tăng, thường xuyên căng thẳng thần kinh, thói quen đại tiện không khoa học…

NHỮNG LƯU Ý CHO NGƯỜI MẮC TRĨ NGOẠI

Các chuyên gia cho biết khi đi vệ sinh ngồi xổm thay vì ngồi xí bệt như hiện nay sẽ tốt cho người bị bệnh trĩ ngoại và u đại tràng. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng xí bệt lại đang chiếm ưu thế. Làm thế nào dung hòa 2 yếu tố này mà vẫn có lợi cho việc chữa trị cho những bệnh nhân bị trĩ ngoại?

Khi những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại hay u đại tràng ngồi xổm thay vì ngồi xí bệt sẽ ngồi tự nhiên và cơ thể ít phải gắng sức hơn. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về đường ruột như bệnh trĩ hay u đại tràng (2 chứng bệnh đều gây sưng nề ruột).

NHỮNG LƯU Ý CHO NGƯỜI MẮC TRĨ NGOẠI
Lưu ý cho người mắc trĩ ngoại

Phần lớn chúng ta đều coi nhẹ việc đi vệ sinh và tin rằng ngồi xí bệt tốt hơn xí xổm nhưng nó thực sự là một quá trình sinh lý rất phức tạp.

Các chuyên gia cũng khuyên những bệnh nhân đang gặp khó khăn với các vấn đề đường ruột nên kê một cái ghế dưới chân khi ngồi xí bệt vì điều này sẽ giúp mô phỏng tư thế cơ thể giống như khi ngồi xổm. “Việc đặt chân lên một vật cao khoảng 20cm và gập người về phía trước khi đi vệ sinh sẽ hỗ trợ rất tốt cho cơ thể, giúp tăng lực đẩy tự nhiên cho hệ tiêu hóa mà không cần phải gắng sức”.

Ngoài ra, nâng cao chân theo cách này một cách thường xuyên cũng sẽ rút ngắn thời gian đi vệ sinh và giảm được áp lực, căng thẳng cho đường ruột. Với cách làm này chắc chắn sẽ giúp cho việc điều trị bệnh trĩ ngoại trở nên hiệu quả hơn.

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ NGOẠI

Trĩ ngoại là những búi sưng do các tĩnh mạch căng lên hoặc do phần da ở các nếp gấp viền hậu môn bị viêm, sưng to, sự tăng sinh của các mô liên kết hoặc tụ máu mà thành.

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ NGOẠI
Điều trị bệnh trĩ ngoại
1. Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:

- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

- Điều chỉnh thói quen ăn uống:

- Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.

- Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.

- Uống nước đầy đủ.

- Ăn nhiều chất xơ.

-Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

-Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …

2. Điều trị nội khoa:

- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.

- Thuốc trị bệnh trĩ: có 2 loại: loại dùng trong là loại thuốc viên dùng để uống và loại cho tác dụng tại chỗ là thuốc mỡ để bôi hoặc thuốc đạn được đặt vào trong hậu môn.

Thuốc viên uống. Đây là thuốc chứa các hoạt chất Rutin (còn gọi là vitamin P) hoặc các chất được trích từ thực vật được gọi chung là Flavonoid; có tác dụng điều hòa tính thẩm thấu và tăng sức bền chắc thành của các tĩnh mạch, do đó làm giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ. Do tác động đến tĩnh mạch nên thuốc ngoài chữa trĩ còn dùng để trị chứng suy, dãn tĩnh mạch, đặc biệt bị ở chi dưới như tê chân, nổi gân xanh. Có thể kể một số biệt dược dùng để uống như: Ginkgo Fort, Flebosmil, An trĩ vương….
Trong điều trị, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh cho liều điều trị tấn công và liều điều trị củng cố. Ngoài thuốc tác động chính trên tĩnh mạch trĩ, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc khác như: kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc trị táo bón v.v… Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, dùng đủ và đúng thuốc. Đặc biệt, kiên trì dùng thuốc kéo dài đủ thời gian.

Thuốc cho tác dụng tại chỗ: thuốc đạn đặt vào trong hậu môn (trong trường hợp bị trĩ nội) hoặc dùng thuốc mỡ để bôi lên tổn thương. Thuốc cho tác dụng tại chỗ thường chứa nhiều hoạt chất như: hoạt chất làm giảm đau, chống viêm, kháng sinh, hoạt chất bảo vệ làm bền chắc tĩnh mạch, ngoài ra còn chứa các vitamin, chất bổ dưỡng giúp tổn thương mau lành. Cách dùng thường là đặt thuốc đạn hoặc bôi thuốc mỡ 2-3 lần trong ngày, nên đặt hoặc bôi sau khi đi tiêu và tối trước khi ngủ.

3. Trị trĩ bằng phẫu thuật

Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Điều trị bằng phẫu thuật như cắt bỏ bóc tách huyết khối trĩ ngoại, cắt bỏ mô liên kết trĩ ngoại, giãn tĩnh mạch trĩ ngoại, cắt bỏ viêm bên ngoài. Mục đích là loại bỏ bệnh trĩ hoặc dùng phương pháp thắt khiến cho mạch máu bị tắc hoặc ép phổi. Đốt điện hoặc laser chiếu xạ cũng có hiệu quả rất tốt.

NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ NGOẠI

Bề mặt ngoài của trĩ ngoại bị phủ một lớp da, có thể nhìn thấy, không thể đưa vào trong hậu môn, không dễ bị chảy máu. Triệu chứng chủ yếu là đau và cảm giác có vật lạ. Theo lâm sàng có thể chia thành trĩ ngoại các mô liên kết, trĩ ngoại do các tĩnh mạch căng lên, trĩ ngoại do viêm và trĩ ngoại do tụ máu.

NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ NGOẠI
Bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân của trĩ ngoại là gì? Trĩ làm cho rất nhiều người bệnh cảm thấy vô cùng khổ sở, sức khỏe cơ thể bị đe dọa nghiêm trọng. Các chuyên gia cho biết bệnh trĩ phát tác chủ yếu liên quan đến thói quen ăn uống, thói quen đại tiện, các tư thế của cơ thể…. không tốt. Cụ thể như sau:

1, Thói quen ăn uống không tốt: ăn các thức ăn quá béo , các đồ ăn cay, kích thích cao sẽ dẫn đến trĩ ngoại.

2, Tư thế cơ thể không tốt, quá mệt mỏi: ngồi lâu, đứng lâu, ngồi xổm nhiều, đi nhiều cũng có thể gây nên bệnh trĩ.

3, Thói quen đại tiện không tốt: ngồi xí bệt nhiều, thời gian lâu.

4, Áp lực bụng tăng cao: mang thai, phì đại tuyến tiền liệt cũng là nguyên nhân gây trĩ.

5, Máu lưu thông cục bộ kém gây tụ máu hoặc huyết quản phồng to.

   + Đứng thẳng: chịu tác dụng của trọng lực gây nên trĩ.

   + Khi đại tiện phải dặn nhiều làm tăng áp lực của bụng cũng gây nên trĩ.

   + Các mô dưới cơ niêm mạc trực tràng bị thả lỏng, lực cản xung quanh huyết quản yếu dẫn đến hình thành bệnh trĩ.

   + Tĩnh mạch trên trực tràng không có van tĩnh mạch, huyết quản đi qua các cơ xung quanh hậu môn gây trĩ.

6, Các nguyên nhân khác: cao huyết áp, xơ gan, xơ động mạch, viêm mãn tính trực tràng hậu môn… đều có thể gây nên bệnh trĩ.

Nguyên nhân của bệnh trĩ ngoại là gì, trên đây các chuyên gia đã giới thiệu khá chi tiết, hi vọng sẽ có thể giúp được cho các bạn. Nếu phát sinh trĩ ngoại, các bạn nên kịp thời đến các cơ sở y tế để trị trĩ.

TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ RÒ HẬU MÔN


Rò hậu môn, bệnh ở vùng hậu môn trực tràng phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ, tuy không gây nguy hiểm chết người nhưng gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sống của con người.
TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ RÒ HẬU MÔN
Triệu chứng và cách điều trị rò hậu môn

Triệu chứng bệnh rò hậu môn :

Rò hậu môn bao giờ cũng bắt nguồn từ các apxe hậu môn trực tràng không được điều trị hay điều trị không đúng lúc hoặc không đúng kỹ thuật.

Triệu chứng thường thấy: sau một thời gian ổ apxe quanh hậu môn tự vỡ, vết thương tự liền lại được nhưng để lại một lỗ đóng vẩy khô thỉnh thoảng chảy mủ hoặc dịch vàng hôi, tái đi tái lại nhiều lần.

+ Đôi khi thấy ngứa hay xì hơi qua lỗ rò

+ Thăm khám thấy tại chỗ cứng chắc, ấn vào đau, khám hậu môn có thể thấy lỗ rò trong.

Cụ thể những biểu hiện của từng loại rò hậu môn như sau:

+ Rò hoàn toàn: lỗ trong và ngoài thông với nhau.

+ Rò không hoàn toàn: đường rò chỉ có 1 lỗ hay còn gọi là rò chột.

+ Rò phức tạp: đường rò ngoằn ngoèo nhiều ngóc ngách, nhiều lỗ thông ra ngoài da còn gọi là rò móng ngựa.

+ Đường rò đơn giản: đường rò thẳng ít ngóc ngách.

+ Rò trong cơ thắt : là loại rò nông là hậu quả của apxe dưới da cạnh hậu môn, loại này điều trị thường cho kết quả tốt, ít tái phát.

+ Rò qua cơ thắt: đường rò đi qua cơ thắt và là hậu quả của apxe vùng hố ngồi trực tràng.

+ Rò ngoài cơ thắt: là hậu quả của apxe vùng chậu hông trực tràng.

Điều trị bệnh rò hậu môn :

Rò hậu môn là phải phẫu thuật, muốn phẫu thuật khỏi và không tái phát phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Phải tìm được lỗ rò trong.

+ Phải lấy hết tổ chức xơ, phá hết các ngóc ngách.

+ Không được làm tổn thương cơ thắt vì sẽ gây đại tiện không tư chủ.

+ Chọn phương pháp mổ phù hợp.

+ Chăm sóc sau mổ phải đảm bảo liền từ trong liền ra, từ dưới lên.
 

Blogger news

Blogroll

About