Ads 468x60px

Pages

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Viêm mũi dị ứng có thể gây nhiều biến chứng

Viêm mũi dị ứng có thể gây biến chứng viêm xoang, viêm mũi xoang nhiễm trùng vì ứ đọng dịch tiết, viêm họng - viêm thanh quản do phải thở bằng miệng…

Viêm mũi dị ứng có thể gây nhiều biến chứng

Các loại dị nguyên gây viêm mũi dị ứng
 Thường do các vật lạ bay lẫn trong không khí như phấn hoa, bụi nhà, trong đó con mạt là tác nhân chính. Nấm mốc, bụi khói công nghiệp, lông thú chó, mèo, ngựa, các loại hóa chất.
Những chất lạ trong thức ăn như sữa, trứng, các loại đậu, hải sản, các loại thuốc kháng sinh, phấn thoa, chất bôi trơn ở bao cao su, xà phòng… đều có thể gây dị ứng. Các chất này thường gây triệu chứng toàn thân hoặc ở bộ máy tiêu hóa, nhưng cũng cho những biểu hiện ở đường thở trên.
Có dị ứng hay không còn tùy thuộc vào cơ địa, tố chất di truyền của mỗi người. Tiền sử gia đình có vai trò rất quan trọng. Cha mẹ bị dị ứng có tỷ lệ con bị dị ứng cao. Phân nửa số con của cha và mẹ đều bị dị ứng sẽ bị dị ứng. Nếu chỉ cha hoặc mẹ bị dị ứng thì tỷ lệ này là 30%.
Các triệu chứng chính của viêm mũi dị ứng
- Nhảy mũi từng cơn, nhất là khi tiếp xúc với dị nguyên.
- Ngứa mũi và mắt. Có thể kèm theo ngứa tai.
- Nghẹt mũi hai bên hay đổi bên.
- Chảy nước mũi trong hay vàng đục nếu bội nhiễm.
Các triệu chứng phụ bao gồm:
- Bệnh nhân có thể bị chảy mũi sau họng, gây khịt mũi, hắng giọng và ho.
- Mũi nghẹt, phải thở bằng miệng gây viêm họng, khô họng, viêm thanh quản.
- Chóp mũi viêm đỏ và trầy da do chà xát thường xuyên vì ngứa.
- Mí mắt thường bị sưng nề, quầng thâm.
- Ở trẻ em, ít có những triệu chứng điển hình trước 2 tuổi.
- Các triệu chứng có thể xuất hiện theo thời vụ (viêm mũi theo mùa) hay liên tục (viêm mũi quanh năm).
- Khi soi mũi sẽ thấy niêm mạc mũi phù nề, mọng, có màu tái nhợt. Trong hốc mũi đầy chất tiết trong, loãng.
Điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Tránh tiếp xúc với dị nguyên
Cách điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên và phòng ngừa không để các triệu chứng xảy ra.
Giữ nhà khô sạch, thoáng khí, hút bụi thường xuyên, không nuôi chó mèo, diệt chuột, gián. Cần loại bỏ nấm mốc, những con mạt, những nơi thiếu ánh sáng, giày cũ, sách báo cũ, cây cảnh, giấy dán tường, chiếu, mền, thảm trải nền nhà, các loại hoa khô.
Tăng cường sức đề kháng
- Giữ ấm: Vào mùa lạnh cần phải giữ ấm cơ thể đặc biệt khu vực vùng cổ, ngực và mũi, không nên tắm nước lạnh. Đối với những ai phải làm việc quá khuya, dậy quá sớm cần lưu ý vì thời điểm này dễ bị cảm và dễ chuyển thành viêm mũi xoang.
Tránh hít phải luồng không khí lạnh, khô một cách đột ngột, hoặc để mũi tiếp xúc với luồng gió máy lạnh, điều hòa đều có thể làm tổn thương, làm khô niêm mạc mũi xoang. Thực hiện một vài động tác giúp làm ấm vùng mũi vào buổi sáng: dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa xoa tập thở ra hít vào, thực hiện như vậy chừng vài phút.
- Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây dị ứng. Trong không khí chứa rất nhiều tác nhân xấu, gây kích ứng niêm mạc mũi như bụi, khí thải, vi khuẩn, nấm mốc, khói thuốc lá, hóa chất… Cần tránh và hạn chế sự xâm nhập của các yếu tố này bằng cách sử dụng khẩu trang hoạt tính khi làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm khi đi ra ngoài đường.
- Vệ sinh vùng tai, mũi, họng. Đường hô hấp trên nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì tạo điều kiện cho các vi khuẩn ký sinh sinh sống và phát triển. Vì vậy cần vệ sinh họng, răng, miệng thật tốt: hằng ngày đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Khi bị viêm họng, viêm amidan, sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi... cần phải khám và điều trị dứt điểm để tránh bệnh trở thành mãn tính dễ gây viêm xoang về sau.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để làm loãng chất tiết nhày, giúp dịch tiết mũi lỏng hơn, chất nhày thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn, tránh ứ đọng, gây viêm nhiễm.
- Sử dụng thuốc hợp lý. Không nên lạm dụng một số thuốc nhỏ mũi, xịt mũi vì có thể bị lệ thuốc, gây nhờn thuốc, nhỏ thuốc đúng liều để tránh những tác dụng phụ đi kèm. Ngoài ra những người đã bị viêm xoang mãn tính nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý và đi khám sớm khi có những nghi ngờ biểu hiện của viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp.
- Khi bị viêm xoang, viêm mũi, bạn cũng có thể xông mũi bằng nước ấm, nước muối hoặc nước có pha một chút tinh dầu bạc hà giúp thông mũi.
Dùng nước muối sinh lý thường xuyên để rửa mũi, làm sạch niêm mạc mũi (tránh tiếp xúc lâu giữa niêm mạc mũi và kháng nguyên, bụi, hóa chất, vi trùng), giúp thông thoáng mũi, tạo điều kiện tốt cho thuốc xịt mũi tác dụng trên niêm mạc.
Giải mẫn cảm đặc hiệu
Khi thất bại trong việc kiểm soát môi trường và điều trị bằng thuốc, không dung nạp thuốc hoặc nhiều cơ quan cùng bị tác động của phản ứng dị ứng, bác sĩ sẽ điều trị bằng giải mẫn cảm đặc hiệu cho bệnh nhân.
Sau khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào, bệnh nhân sẽ được tiêm dưới da hoặc nhỏ dưới lưỡi chất kháng nguyên gây bệnh với nồng độ tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa.
Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90%, có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo. Thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn, các triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.
Vài điều cần lưu ý về viêm mũi dị ứng
-  Cách điều trị tốt nhất là phòng tránh tiếp xúc dị nguyên.
- Tốt nhất là dùng thuốc để phòng ngừa các cơn dị ứng, hơn là chữa các hậu quả của phản ứng.
- Nếu dùng corticoids thì an toàn nhất là dùng dạng thuốc phun tại chỗ.
- Đối với những bệnh nhân bị dị ứng cần phẫu thuật, nên chữa dị ứng trước mổ để đảm bảo kết quả.
- Phẫu thuật không chữa được viêm mũi dị ứng, nhưng nếu giải quyết được những lệch lạc về cấu trúc trong mũi thì rất có lợi. Có thể làm giảm 30-60% những triệu chứng của viêm mũi dị ứng do làm giảm các tác nhân gây kích ứng.
- Không phải bị nhảy mũi là bị dị ứng.
- Chỉ dùng kháng sinh trong các trường hợp bội nhiễm.
- Nếu việc chữa trị một bệnh nhân dị ứng đang tốt bỗng trở nên không hiệu quả, cần xem lại dị nguyên có bị thay đổi không, bị viêm mũi do thuốc hay bị bội nhiễm.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Giảm Acid uric, đẩy lùi bệnh gout

Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của người bị mắc gút là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Tỉ lệ mắc bệnh gút ở nam giới cao hơn nữ giới. Cach chua benh gut (Gout) bằng thuốc nam làm giảm lượng Acid uric trong máu đồng thời đánh tan những ứ đọng tinh thể muối Urát tại các khớp.
Thuốc chữa bệnh gout được bào chế hoàn toàn từ những cây thảo dược rất dễ kiếm trong vườn tược, đồi núi, thậm chí ngay bên vỉa hè lề đường. Cách chữa bệnh gout mãn tính gồm 12 loại thảo dược có tên sau: Cam thảo đất, táo mèo, vỏ bưởi, hạt chuối sứ, củ ráy tía, củ sơn thục, củ khúc khắc, lá lốt, dây tơ hồng, cà gai leo, củ tỏi đỏ và cây bồ công anh.
Tác dụng chung của những vị thuốc chữa gút này là chống viêm và bài trừ thấp khớp. Ngoài ra thuốc còn có chức năng bồi bổ khí huyết, từ đó sản sinh ra hoạt chất bôi trơn các khớp xương, giúp cơ thể vận động thoải mái, dễ dàng. Người bị gút biểu hiện rõ nhất ở việc đau các khớp chân, tayChính vì vậy công dụng cơ bản của bài thuốc chính là kháng viêm khớp, giúp lợi gân cốt.
Cách thức sử dụng bài thuốc rất đơn giản. Đó là đem phơi khô rồi sắc lấy nước uống, liều lượng mỗi vị 8 gam, mỗi ngày sắc một thang và uống đều sau bữa ăn. Sắc một lít nước, đến khi còn lại nửa lít là được, hoặc đổ vào 3 chén nước lấy lại hơn một chén để uống. Ngoài ra có thể xay mịn thuốc rồi cho vào ấm chế nước uống như pha trà. Mỗi ngày uống từ 3 - 4 ấm là tốt nhất.
Thuốc nam cho tác dụng từ từ chứ không thể “uống ngày trước, ngày sau lành bệnh” nên đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì dieu tri gout . Thông thường bệnh nhân uống thuốc trong vòng 1 - 2 tháng sẽ cho kết quả khả quan như vận động chân tay ít đau, khớp xương không bị sưng tấy.
Điều cần lưu ý đối với bệnh nhân điều trị gout là tuyệt đối kiêng tránh những thức ăn như thịt chó (thịt cầy), đồ hải sản, thịt đỏ (như thịt bò) và nội tạng động vật bởi những thực phẩm này chứa hàm lượng đạm cao, gây nguy cơ mắc bệnh. Thay vào đó người bệnh nên ăn nhiều rau quả, tăng cường uống nước và vận động nhẹ tuỳ theo sức khoẻ bản thân để khí huyết lưu thông đều đặn.
Nếu có điều kiện người bệnh có thể kết hợp thêm dieu tri gut bằng phương thức châm cứu, mát xa các huyệt đạo bởi các phương pháp hỗ trợ này sẽ có tác dụng điều chỉnh khí huyết, bổ huyết, từ đó ắt bệnh tật sẽ tự nhiên mà thuyên giảm.
Nói về ưu điểm của phương pháp chua benh gut bằng 12 loại thảo dược này là thuoc chua gout hoàn toàn không cho tác dụng phụ, hiệu quả chữa trị tuy “chậm mà chắc”. Đó là chưa kể đến lợi ích kinh tế bởi không phải ai đều có đủ điều kiện mua các loại thuốc chữa gout Tây y vốn rất đắt đỏ.

Người bị bệnh gout phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn:
- Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như : Hải sản, các loại thịt có màu đỏ như: Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…; Phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…; Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…
- Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như :
+ Đạm động vật nói chung như: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…; Cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…
+ Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…,Các chế phẩm từ đậu nành như : Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ… nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.
- Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như : Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
- Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.

- Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu, nếp than… Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.

Biện pháp phòng ngừa bệnh gút:
- Không uống rượu, hạn chế uống bia, không uống nước chè, cà phê đặc và các đồ uống có ga. Trong một công trình nghiên cứu, người ta thấy rằng ở nhóm người uống khoảng 1 lít bia trở lên trong một ngày có tỷ lệ bị gút gấp 2,5 lần so với nhóm người uống hạn chế.
Ăn uống điều độ, không được nhịn đói, bỏ bữa, không dùng các chất kích thích như ớt, hạt tiêu, các loại dưa muối và cà muối. Hạn chế tối đa ăn các loại thực phẩm như gan, tim, lưỡi động vật, nấm, trứng cá, kem, bánh ga tô có kem. Tránh ăn các đồ thịt cá rán, thịt chó, nước canh xương hầm, canh cá; tránh ăn một số loại rau quả như các loại đậu đỗ, súp lơ, các loại cà, củ cải. Có thể ăn các loại thịt màu trắng như thịt lườn gà, thịt thỏ.
- Uống nhiều nước (2-3 lít/ngày), các loại nước khoáng có tỷ lệ chất khoáng thấp và có tính kiềm có tác dụng thải bớt lượng acid uric thừa trong cơ thể cũng rất tốt cho bệnh nhân gút (có thể uống 1-3 cốc/ngày trước bữa ăn 1 giờ trong giai đoạn tái phát của bệnh).
- Sữa và các sản phẩm của sữa như sữa chua; dưa chuột, dưa hấu... là các thức ăn tốt cho việc phòng và chữa bệnh gút. Bánh mì, trứng, đa số các loại trái cây, rau quả (khoai tây, bí đao, bí đỏ, cải bắp, hành, tỏi... trừ cà chua) bệnh nhân gút đều có thể sử dụng.

- Điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý, tập luyện các bài tập rèn sức bền vừa có tác dụng tăng cường sức khỏe chung, giảm cân và điều hòa các quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên cần nghỉ tập trong giai đoạn tái phát của bệnh.

Bài thuốc dân gian phòng chữa bệnh gout:
Mã tiền chế
Để trị chứng tê thấp, từ cổ xưa tổ tiên ta đã biết sử dụng hạt mã tiền để chữa trị theo nguyên tắc “lấy độc trị độc”.
Đây là một kinh nghiệm đáng được coi trọng vô ngần đặc biệt. Hiệu quả chống tê mỏi và cắt cơn đau của hạt mã tiền đã được kiểm chứng trên thực tiễn suốt từ đời này từ trần khác. Trong các bài thuốc dân gian chữa tê thấp có hiệu quả đều có thấy sử dụng đến Mã tiền chế.
Kết quả nghiên cứu y khoa đương đại cho thấy, hiệu quả dược lý của Mã tiền chế có hiệu quả làm tăng hưng phấn thần kinh, làm tê thần kinh cảm giác, giảm đau, chống viêm, ức chế vi khuẩn.
Trong y khoa cựu truyền, Mã tiền chế có hiệu quả khá phong phú: thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống tê mỏi và cắt cơn đau xương khớp do phong thấp khớp, đau do gout.

Cây sói rừng
Cây sói rừng, hay còn gọi là “cửu tiết trà”, “tiếp cốt mộc”, “cửu tiết phong”… có tên khoa học là Sarcandra grabra (Thunb), mọc hoang ở nhiều nơi trên đất nước ta. Theo dược khoa cựu truyền, cây sói rừng vị cay, tính bình, được xem là vị thuốc quý dùng thông đạt các ngả trong dân gian với hiệu lực thải trừ độc, giảm đau, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn và điều hòa miễn nhiễm , thường dùng trong các bệnh lý viêm nhiễm, bệnh tự miễn, viêm khớp dạng thấp, thống phong (bệnh gout ).

Các kết quả nghiên cứu đương đại cho thấy, dịch chiết từ cây sói rừng có hiệu quả chống viêm đạt hiệu quả 97.6% nhưng không gây hiệu quả phụ, đặc biệt phần lá cây có hiệu quả ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn mạnh nhất. Các nhà y khoa cựu truyền Trung Quốc đã bào chế sói rừng thành dạng thuốc tiêm bắp để trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp một cách hiệu quả.

Hy thiêm
Cây dược chất Hy thiêm còn có tên khác là chết bầm hoa vàng đang được dùng phổ thông trong y khoa cựu truyền và công nghiệp dược ở Việt Nam. Với người mắc bệnh gout, Hy thiêm chứa chất đắng daturosid, orientin và 3.7 dimethylquercetin giúp hạ acid uric trong máu. Bây giờ, nhiều nghiên cứu của Đại học Dược Hà Nội cho thấy hiệu quả hạ acid uric và chống viêm giảm đau rõ rệt của loại cây này.
Hy Thiêm còn có hiệu quả dược lý như trừ tê thấp, thông kinh lạc, thanh nhiệt giải độc, lợi gân cốt, giảm đau, đồng thời có hiệu quả an thần, hạ áp huyết, ức chế sự phát triển của những vết loét trên tài thể vì thế khi dùng Hy thiêm sẽ làm giảm triệu chứng biến chứng ở bệnh nhân gout.
Lá Hy Thiêm có hiệu quả ức chế rõ rệt giai đoạn viêm cấp tính và ức chế yếu giai đoạn viêm mãn tính thực nghiệm. Mặt khác, độc tính cấp của Hy Thiêm tự do tương đối thấp ( 77.7g/kg trọng lượng ), "một năm do đó nó sẽ bị lãng quên" đã được bào chế thành thuốc chữa trị bệnh gout.

Sử dụng lá sakê để chữa bệnh gút (thống phong)
Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy lá sakê có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi tiểu, vì thế nó có tác dụng chua benh gout hiệu quả.

Sử dụng lá sa kê với cỏ xước và dưa leo để dieu tri gout rất hiệu quả. Vì cỏ xước có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp còn dưa leo có tác dụng thanh nhiệt, giải khát.

Cách sử dụng: Lấy 4 - 5 lá sa kê, nấu ra khoảng 2 lít để uống cả ngày, uống trong vòng 1 tháng bắt đầu có hiệu quả và chưa thấy có tác dụng phụ nào.

Một số món ăn chữa bệnh gout hiệu quả
Canh rau hẹ: rau hẹ 200g, đậu hủ non 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
Canh thập cẩm: củ cải 100g, cà rốt 50g, khoai tây, hành ta 5 củ, trứng cút 3 - 4 quả gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
Canh dưa leo: dưa leo 2 - 3 trái, nấm mèo 20g, đậu hủ 30g, hành khô 3 củ gia vị băm nhỏ nhồi vào quả dưa nấu ăn.
Cháo ức gà: thịt ức gà 30g luộc xé nhỏ, gạo mới 100g nấu nhừ cho thêm hành hoa, rau mùi tàu gia vị mắm muối vừa ăn.
Cá rô om lá lốt: cá rô đồng 2 - 3 con 100g làm sạch, lá lốt 30g, củ cải 100g thái lát, nghệ 1 - 2 lát gia vị kho ăn.

10 cách giảm đau họng cấp tốc

Cổ họng đau rát có thể là dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh. Đó có thể là hệ quả của tình trạng căng dây thanh quản, hoặc một vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm họng. Khi gặp phải tình trạng này điều quan tâm trước hết là làm thế nào để nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn. Dưới đây là 10 phương pháp giúp khắc phục tình trạng ngứa rát, khàn cổ, đau họng tại nhà hiệu quả.
Thuốc kháng viêm
Một trong những cách điều trị đau họng hiệu quả nhất là loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Advil hoặc Aleve. Những loại thuốc này là thuốc giảm đau kết hợp với khả năng chống viêm, do đó sẽ làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn và cũng giúp giảm các triệu chứng sưng tấy khi đau họng. Loại thuốc này đồng thời có tác dụng hạ sốt.
Súc miệng bằng nước muối
Một số nghiên cứu cho thấy súc miệng vài lần trong ngày bằng nước muối ấm có tác dụng làm giảm sưng cổ họng và kích thích tiết thêm chất nhầy, giúp loại thải chất gây kích ứng hay vi khuẩn.
Các bác sĩ thường khuyên bạn nên hòa tan nửa muỗng cà phê muối vào một cốc nước. Nhưng nếu vị mặn làm bạn thấy khó chịu, hãy thử pha thêm một lượng nhỏ mật ong để hỗn hợp có vị dịu hơn. Cần nhớ phải nhổ đi sau khi súc miệng.
Viên ngậm chữa đau họng và thuốc xịt
Ngậm thuốc ho kích thích cơ chế tiết nước bọt, giúp giữ ẩm cho cổ họng. Tuy nhiên, bác sĩ Linder cho biết nhiều loại thuốc ho không có hiệu quả bằng viên ngậm cứng. Để bổ sung thêm tác dụng phụ tích cực, hãy chọn các loại viên ngậm có thành phần làm mát hoặc làm tê, như tinh dầu bạc hà.
Các loại thuốc xịt không cần kê đơn như Chloraseptic cũng có tác dụng tương tự như viên ngậm. Chúng không chữa được bệnh viêm họng hay giúp bạn chống lại cơn cảm cúm đang tiềm ẩn, nhưng có thể giúp giảm đau tạm thời. Bác sĩ Linder cho biết Phenol, thành phần hoạt tính có trong Chloraseptic, là một chất khử trùng và đồng thời có tính kháng khuẩn.
Siro ho
Ngay cả khi bạn không bị ho (hay chưa bị), siro ho giúp giảm sự đau rát. Giống như thuốc nhỏ và thuốc xịt, siro chảy qua cổ họng giúp giảm đau tạm thời. Nếu đang phải làm việc, hãy chắc rằng bạn chọn loại siro không gây buồn ngủ. Nếu bạn bị khó ngủ do đau họng, một loại siro cho ban đêm như Nyquil (chứa thuốc giảm đau và thuốc trị dị ứng) hoặc Robitussin AC (có chứa guaifenesin giúp long đờm và codeine giúp giảm đau) sẽ làm giảm đau và giúp bạn ngủ ngon hơn.
Nước uống
Duy trì lượng nước cần thiết trong cơ thể là điều rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn đang bị bệnh và cổ họng bị kích thích hoặc viêm. Bạn nên uống đủ nước để nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc trong. Việc này giúp giữ ẩm cho các màng nhầy để tăng cường khả năng chống vi khuẩn và các chất kích thích như chất gây dị ứng, giúp cơ thể chiến đấu chống lại các triệu chứng cảm lạnh khác
Trà
Bạn mệt mỏi với việc uống nước? Một tách trà thảo dược ấm có thể lập tức làm dịu cơn đau họng. Hơn nữa, các loại trà khác với lá màu đen, xanh hoặc trắng, dù không phải là thảo dược cũng chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tránh nhiễm trùng.

Để tăng cường hiệu quả, hãy thêm vào một thìa cà phê mật ong. Bạn sẽ dễ uống hơn và đồng thời tính chất kháng khuẩn của mật ong giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành.
Súp gà
Là một liệu pháp truyền thống để trị cảm lạnh, súp gà cũng giúp làm dịu chứng đau họng. Bác sĩ Linder cho biết: "Natri trong nước súp có đặc tính kháng viêm, và mang lại cảm giác dễ chịu khi đi vào cổ họng". Do đó, hãy nhấm nháp một chút nước súp đầy dưỡng để đảm bảo bổ sung được các chất dinh dưỡng cần thiết giúp chống nhiễm trùng.
Kẹo dẻo
Mặc dù không có bằng chứng rõ ràng, song theo kinh nghiệm, nhựa của cây marshmallow đã được sử dụng hàng trăm năm nay, thường là ở trong trà để chữa ho, cảm lạnh và viêm họng. Cả kẹo dẻo marshmallow và loại kẹo dẻo được nướng trên lửa đều có đặc tính chống đau họng.
Theo dân gian, kẹo dẻo ngày nay có thể giúp làm giảm đau họng nhờ các lớp gelatin phủ lên làm dịu cơn đau. Bác sĩ Linder nói: "Đó không phải là điều kỳ lạ nhất trên thế giới. Nếu cổ họng của bạn thực sự bị sưng và đau khi nuốt bất cứ thứ gì, có thể hình dung được một loại đồ ăn mềm và ngọt ngào như kẹo dẻo sẽ xoa dịu cơn đau họng hiệu quả".
Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi có thể không phải là giải pháp nhanh nhất, nhưng có lẽ là điều tốt nhất bạn có thể làm để chống lại sự nhiễm trùng gây ra đau họng. Ông cho biết: "Phần lớn các chứng viêm họng là do virus cảm lạnh gây nên, và chúng ta biết là không thể làm gì nhiều trong việc chữa trị cảm lạnh. Hãy chắc chắn rằng cơ thể bạn được nghỉ ngơi đầy đủ, ít nhất việc đó sẽ giúp cơ thể chống lại virus để bạn sớm phục hồi".
Thuốc kháng sinh
Khoảng 10% ở người lớn bị đau họng là do nhiễm trùng bởi các loại vi khuẩn như Streptococcus pyogenes. Chỉ khi bạn bị chứng đau họng cấp tính hoặc các trường hợp nhiễm trùng khác, bác sĩ mới nên kê toa thuốc kháng sinh. Hãy tuân thủ liều lượng uống thuốc đầy đủ, ngay cả khi bạn cảm thấy khá hơn sau một vài ngày.
 

Blogger news

Blogroll

About