Ads 468x60px

Pages

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2010

ĐẠI CỐT BÌ

ĐẠI CỐT BÌ
Đại Cốt Bì
Tên khác: Cây khủ khởi, Câu kỷ.

Tên khoa học: Lycium sinense Mill., họ Cà (Solanaceae).

Mô tả:

Cây: Cây bụi nhỏ, cao 0,5-1,5m, cành nhỏ, cong và ngả xuống, có khi dài tới 4m, thỉnh thoảng có gai thẳng, dài 5 cm, màu vàng xám mọc ở kẽ lá. Lá mọc so le hay tụ tập 3-5 lá thành vòng ở một điểm, cuống ngắn 2-6mm. Phiến lá hình mác, đầu lá và phía cuống của lá đều hẹp, hơi nhọn, dài 2-6cm, rộng 0,6-2,5cm mép lá nguyên. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, mọc riêng lẻ hay gồm 2-3 cái ở kẽ lá, có ống ngắn hơn cánh hoa. Quả mọng, hình trứng dài 0,5-2cm, đường kính 4-8mm, khi chín màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ, nhiều hạt nhỏ hình thận, dẹt, dài 2-2,5mm. Mùa hoa tháng 6-9, mùa quả tháng 7-10.

Dược liệu cuộn tròn hình ống nhỏ hoặc hỡnh máng, dài 3-10 cm, rộng 0,5-1,5 cm, dày 1-3 mm. Mặt ngoài màu vàng xám đến vàng nâu, sù sì, với những đường vân nứt dọc, không đều, dễ bóc; mặt trong màu vàng nhạt đến vàng xám, tương đối nhẵn có vân dọc nhỏ. Chất nhẹ và giòn, dễ bẻ gẫy, mặt gẫy không phẳng, lớp ngoài màu vàng nâu, lớp trong màu trắng xám. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt sau đắng.

Thu hái: Thu hoạch vào đầu xuân và cuối thu, đào lấy rễ, rửa sạch, bóc lấy vỏ, phơi hoặc sấy khô, hoặc rửa sạch rễ, cắt thành từng đoạn 6-12 cm, dùng dao rạch đến gỗ, cho vào đồ, vỏ rễ bong ra, lấy vỏ đem phơi hoặc sấy khô.

Bộ phận dùng: Vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây Câu kỷ (Lycium sinense).

Tác dụng dược lý:

+Thuốc có tác dụng giải nhiệt hạ áp, hạ đường huyết, hạ cholesterol máu và hưng phấn tử cung. Thuốc hạ áp do tác dụng trực tiếp làm giãn mạch mà có tác dụng hạ áp trung bình.

+Tác dụng kháng khuẩn: Invitro thuốc có tác dụng ức chế mạnh trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn A, trực khuẩn lị Flexner, tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng và các loại virut đường hô hấp.

Thành phần hoá học: Chất thơm, saponin, alcaloid.

Công năng: Lương huyết, trừ cốt chưng, thanh phế, giáng hoả.

Công dụng: Âm hư, sốt về chiều, cốt chưng, đạo hãn, phế nhiệt ho, nục huyết, nội nhiệt tiêu khát.

Cách dùng, liều lượng: Ngày 6 - 12g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Bào chế: Loại bỏ tạp chất và lõi gỗ còn sót lại, rửa sạch, phơi khô, cắt đoạn.

Bài thuốc:


1.Trị chứng hư nhiệt, lao nhiệt: thường gặp trong các bệnh lao phổi, bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục sốt dai dẳng, đêm ra mồ hôi trộm, chứng cam nhiệt trẻ em (suy dinh dưỡng có sốt) thường phối hợp với Đơn bì, Miết giáp, Tri mẫu. Dùng bài Địa cốt bì thang (Tiểu nhi dược chứng trực quyết) gồm: Địa cốt bì 12g, Miết giáp 24g (sắc trước), Tri mẫu 12g, Ngân sài hồ 12g, Hài nhi sâm 12g, Hoàng cầm 12g, Xích phục linh 16g, sắc uống.

2.Trị trẻ em viêm phế quản, viêm phổi: sốt ho kéo dài âm ỉ, sốt về chiều, da khô nóng, lưỡi thon đỏ, mạch tế sác, dung bài Tả bạch tán (Tiển nhi dược chứng trực quyết) gồm: Địa cốt bì 12g, Tang bạch bì 16g, Cam thảo 4g, Cánh mễ (gạo tẻ) 8g, sắc uống.

3.Trị bệnh cao huyết áp: La Diệu Minh dùng Địa cốt bì 60g, đổ 3 chén nước sắc còn 1 chén, gia ít đường hoặc thịt nạc heo nấu uống, 2 ngày 1 thang, 5 thang là một liệu trình, có thể uống liên tục 2 – 3 liệu trình.

4.Trị bệnh tiểu đường:Dùng bài Địa cốt bì, Râu ngô mỗi thứ 500g, chia 8 ngày sắc uống.

5.Trị chai chân: Địa cốt bì 6g, Hồng hoa 3g, tán bột mịn gia dầu mè vừa đủ trộn đều, cắt bỏ lớp da cứng rồi đắp thuốc, 2 ngày thay một lần. Trị 25 ca khỏi (Tân trung y 1974,4:39).

Chú ý:

Hiện nay trên thị trường sử dụng vị thuốc Hương gia bì (Periploca sepium Bge.) dưới tên Địa cốt bì.

Một số địa phương dùng vỏ rễ cây Đại thanh (Bọ mẩy) với tên Địa cốt bì nam.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Blogger news

Blogroll

About