Ads 468x60px

Pages

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ NGOẠI

Trĩ ngoại là những búi sưng do các tĩnh mạch căng lên hoặc do phần da ở các nếp gấp viền hậu môn bị viêm, sưng to, sự tăng sinh của các mô liên kết hoặc tụ máu mà thành.

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ NGOẠI
Điều trị bệnh trĩ ngoại
1. Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:

- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

- Điều chỉnh thói quen ăn uống:

- Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.

- Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.

- Uống nước đầy đủ.

- Ăn nhiều chất xơ.

-Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

-Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …

2. Điều trị nội khoa:

- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.

- Thuốc trị bệnh trĩ: có 2 loại: loại dùng trong là loại thuốc viên dùng để uống và loại cho tác dụng tại chỗ là thuốc mỡ để bôi hoặc thuốc đạn được đặt vào trong hậu môn.

Thuốc viên uống. Đây là thuốc chứa các hoạt chất Rutin (còn gọi là vitamin P) hoặc các chất được trích từ thực vật được gọi chung là Flavonoid; có tác dụng điều hòa tính thẩm thấu và tăng sức bền chắc thành của các tĩnh mạch, do đó làm giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ. Do tác động đến tĩnh mạch nên thuốc ngoài chữa trĩ còn dùng để trị chứng suy, dãn tĩnh mạch, đặc biệt bị ở chi dưới như tê chân, nổi gân xanh. Có thể kể một số biệt dược dùng để uống như: Ginkgo Fort, Flebosmil, An trĩ vương….
Trong điều trị, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh cho liều điều trị tấn công và liều điều trị củng cố. Ngoài thuốc tác động chính trên tĩnh mạch trĩ, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc khác như: kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc trị táo bón v.v… Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, dùng đủ và đúng thuốc. Đặc biệt, kiên trì dùng thuốc kéo dài đủ thời gian.

Thuốc cho tác dụng tại chỗ: thuốc đạn đặt vào trong hậu môn (trong trường hợp bị trĩ nội) hoặc dùng thuốc mỡ để bôi lên tổn thương. Thuốc cho tác dụng tại chỗ thường chứa nhiều hoạt chất như: hoạt chất làm giảm đau, chống viêm, kháng sinh, hoạt chất bảo vệ làm bền chắc tĩnh mạch, ngoài ra còn chứa các vitamin, chất bổ dưỡng giúp tổn thương mau lành. Cách dùng thường là đặt thuốc đạn hoặc bôi thuốc mỡ 2-3 lần trong ngày, nên đặt hoặc bôi sau khi đi tiêu và tối trước khi ngủ.

3. Trị trĩ bằng phẫu thuật

Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Điều trị bằng phẫu thuật như cắt bỏ bóc tách huyết khối trĩ ngoại, cắt bỏ mô liên kết trĩ ngoại, giãn tĩnh mạch trĩ ngoại, cắt bỏ viêm bên ngoài. Mục đích là loại bỏ bệnh trĩ hoặc dùng phương pháp thắt khiến cho mạch máu bị tắc hoặc ép phổi. Đốt điện hoặc laser chiếu xạ cũng có hiệu quả rất tốt.

NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ NGOẠI

Bề mặt ngoài của trĩ ngoại bị phủ một lớp da, có thể nhìn thấy, không thể đưa vào trong hậu môn, không dễ bị chảy máu. Triệu chứng chủ yếu là đau và cảm giác có vật lạ. Theo lâm sàng có thể chia thành trĩ ngoại các mô liên kết, trĩ ngoại do các tĩnh mạch căng lên, trĩ ngoại do viêm và trĩ ngoại do tụ máu.

NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ NGOẠI
Bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân của trĩ ngoại là gì? Trĩ làm cho rất nhiều người bệnh cảm thấy vô cùng khổ sở, sức khỏe cơ thể bị đe dọa nghiêm trọng. Các chuyên gia cho biết bệnh trĩ phát tác chủ yếu liên quan đến thói quen ăn uống, thói quen đại tiện, các tư thế của cơ thể…. không tốt. Cụ thể như sau:

1, Thói quen ăn uống không tốt: ăn các thức ăn quá béo , các đồ ăn cay, kích thích cao sẽ dẫn đến trĩ ngoại.

2, Tư thế cơ thể không tốt, quá mệt mỏi: ngồi lâu, đứng lâu, ngồi xổm nhiều, đi nhiều cũng có thể gây nên bệnh trĩ.

3, Thói quen đại tiện không tốt: ngồi xí bệt nhiều, thời gian lâu.

4, Áp lực bụng tăng cao: mang thai, phì đại tuyến tiền liệt cũng là nguyên nhân gây trĩ.

5, Máu lưu thông cục bộ kém gây tụ máu hoặc huyết quản phồng to.

   + Đứng thẳng: chịu tác dụng của trọng lực gây nên trĩ.

   + Khi đại tiện phải dặn nhiều làm tăng áp lực của bụng cũng gây nên trĩ.

   + Các mô dưới cơ niêm mạc trực tràng bị thả lỏng, lực cản xung quanh huyết quản yếu dẫn đến hình thành bệnh trĩ.

   + Tĩnh mạch trên trực tràng không có van tĩnh mạch, huyết quản đi qua các cơ xung quanh hậu môn gây trĩ.

6, Các nguyên nhân khác: cao huyết áp, xơ gan, xơ động mạch, viêm mãn tính trực tràng hậu môn… đều có thể gây nên bệnh trĩ.

Nguyên nhân của bệnh trĩ ngoại là gì, trên đây các chuyên gia đã giới thiệu khá chi tiết, hi vọng sẽ có thể giúp được cho các bạn. Nếu phát sinh trĩ ngoại, các bạn nên kịp thời đến các cơ sở y tế để trị trĩ.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Tây

Bệnh viêm mũi dị ứng luôn khiến người bệnh khó chịu  cảm thấy ngứa mũichảy nước mũihắt  hơi... nhiều cách để chữa viêm mũi dị ứngnhưng sử dụngthuốc Tây  một trong những cách được nhiều người lựa chọn  tính tiện lợi  hiệu quả tức thìCác loại thuốc Tây chủ yếu được sử dụng để chữa viêm mũi dị ứng gồm :
Các thuốc antihistamines
Dị ứng mũi do các phản ứng dị ứng khi chất gây dị ứng gọi là allergens, như những phấn hoa trong mùa này bay vào mũi, tiếp xúc với các tế bào mast cells nằm ngay trong màng mũi. Phản ứng làm phát sinh nhiều chất hóa học, trong đó có các chất histamine, leukotrienes, ...
Histamine là một trong những thủ phạm chính gây các triệu chứng. Thuốc antihistamines chống lại histamine, bất lực hóa tác dụng của chất histamine, nên làm giảm các triệu chứng dị ứng mũi.
Các thuốc antihistamines hiện được chia làm hai nhóm:
§  Các thuốc gây buồn ngủ (sedating antihistamines): các thuốc có thể làm ta dật dừ, buồn ngủ, như Benadryl, Chlor-Trimeton, Tavist, Atarax, Phenergan, ... Những thuốc này được cái rất rẻ, mua không cần toa bác sĩ. Song chúng hay khiến ta dật dờ, mệt mỏi. May ra, bạn sẽ quen dần với những phản ứng bất lợi của chúng sau 3-4 ngày dùng thuốc. Thuốc còn có thể làm khô miệng, bí tiểu, áp huyết xuống thấp, lên cân, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, buồn nôn, ói mửa, ... Thêm vào đó, thường chúng cần được dùng nhiều lần trong ngày, vì có tác dụng ngắn. Thuốc mới Zyrtec, cũng thuộc nhóm gây buồn ngủ, song ít gây dật dừ và những phản ứng phụ khác như các thuốc cùng nhóm, lại chỉ cần dùng ngày 1 lần.
§  Các thuốc không buồn ngủ (nonsedating antihistamines): gồm các thuốc Allegra, Claritin, Clarinex..

Allegra, Claritin, Clarinex ít làm khô miệng, bí tiểu, tiện lợi vì chỉ cần dùng ngày 1 hay 2 lần. Claritin nay mua được không cần toa bác sĩ.
Do ít gây phản ứng phụ, ba thuốc này được các bác sĩ dùng rất nhiều. Song, mỗi cơ thể một khác, có khi bạn lại thấy một thuốc mua bên ngoài không cần toa bác sĩ giúp bạn hơn cả thuốc mắc tiền bác sĩ biên toa. Nếu thuốc ấy không gây phản ứng gì khiến bạn khó chịu, thì ta cứ tiếp tục dùng nó, vừa tốt vừa rẻ.
Các thuốc co màng mũi (decongestants)
Các thuốc co màng mũi mới chữa nghẹt mũi. Sudafed là một thuốc co màng mũi điển hình, chắc ai trong chúng ta cũng đã có dịp dùng.
Thuốc co màng mũi có thể khiến ta nhức đầu, hồi hộp do tim đập nhanh, khó ngủ, bứt rứt, dễ nổi nóng (irritability). Thuốc cũng làm co thắt các mạch máu toàn cơ thể, nên có thể gây cao áp huyết, cao áp suất trong mắt (glaucoma). Các vị mang bệnh cao áp huyết, tiểu đường, bệnh tim, cường tuyến giáp trạng (hyperthyroidism), cao áp suất trong mắt, chỉ nên dùng thuốc co màng mũi dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.
Thuốc co màng mũi chữa nghẹt mũi, nhưng ngược lại, không làm giảm chảy mũi, hắt hơi, ngứa ngáy. Để chữa mọi triệu chứng của dị ứng mũi, kể cả nghẹt mũi, người ta mới cộng cả hai thuốc antihistamine và decongestant, thành một loại thuốc tổng hợp gọi là antihistamine/decongestant. Các thuốc tổng hợp antihistamine/decongestant hiện được dùng nhiều trên thị trường: Dimetapp, Actifed, Tavist-D, Allegra-D, Claritin-D, ...
Thuốc có chất steroid
Trong những trường hợp dị ứng mũi nặng, ta phải dùng đến vũ khí mạnh: chất steroid. Ở Mỹ, Prednisone là thuốc steroid hay được dùng nhất. Prednisone dễ sử dụng, và ít gây hại hơn những thuốc cùng loại. Dẫu vậy, trường hợp dị ứng mũi cần đến Prednisone, thuốc cũng chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn (3 đến 5 ngày).
Thuốc antileukotrienes


Gần đây, thuốc Singulair, thuộc nhóm antileukotrienes (chống lại leukotrienes), chữa suyễn, cũng được dùng để chữa dị ứng mũi. Singulair hữu hiệu ngang với thuốc Claritin, song đắt hơn.

TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ RÒ HẬU MÔN


Rò hậu môn, bệnh ở vùng hậu môn trực tràng phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ, tuy không gây nguy hiểm chết người nhưng gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sống của con người.
TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ RÒ HẬU MÔN
Triệu chứng và cách điều trị rò hậu môn

Triệu chứng bệnh rò hậu môn :

Rò hậu môn bao giờ cũng bắt nguồn từ các apxe hậu môn trực tràng không được điều trị hay điều trị không đúng lúc hoặc không đúng kỹ thuật.

Triệu chứng thường thấy: sau một thời gian ổ apxe quanh hậu môn tự vỡ, vết thương tự liền lại được nhưng để lại một lỗ đóng vẩy khô thỉnh thoảng chảy mủ hoặc dịch vàng hôi, tái đi tái lại nhiều lần.

+ Đôi khi thấy ngứa hay xì hơi qua lỗ rò

+ Thăm khám thấy tại chỗ cứng chắc, ấn vào đau, khám hậu môn có thể thấy lỗ rò trong.

Cụ thể những biểu hiện của từng loại rò hậu môn như sau:

+ Rò hoàn toàn: lỗ trong và ngoài thông với nhau.

+ Rò không hoàn toàn: đường rò chỉ có 1 lỗ hay còn gọi là rò chột.

+ Rò phức tạp: đường rò ngoằn ngoèo nhiều ngóc ngách, nhiều lỗ thông ra ngoài da còn gọi là rò móng ngựa.

+ Đường rò đơn giản: đường rò thẳng ít ngóc ngách.

+ Rò trong cơ thắt : là loại rò nông là hậu quả của apxe dưới da cạnh hậu môn, loại này điều trị thường cho kết quả tốt, ít tái phát.

+ Rò qua cơ thắt: đường rò đi qua cơ thắt và là hậu quả của apxe vùng hố ngồi trực tràng.

+ Rò ngoài cơ thắt: là hậu quả của apxe vùng chậu hông trực tràng.

Điều trị bệnh rò hậu môn :

Rò hậu môn là phải phẫu thuật, muốn phẫu thuật khỏi và không tái phát phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Phải tìm được lỗ rò trong.

+ Phải lấy hết tổ chức xơ, phá hết các ngóc ngách.

+ Không được làm tổn thương cơ thắt vì sẽ gây đại tiện không tư chủ.

+ Chọn phương pháp mổ phù hợp.

+ Chăm sóc sau mổ phải đảm bảo liền từ trong liền ra, từ dưới lên.

BỆNH TRĨ NỘI VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Bệnh trĩ là một biểu hiện bệnh lý có liên quan đến đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng. Khi các đám rối tĩnh mạch này giãn lớn quá mức thì sinh ra trĩ.

BỆNH TRĨ NỘI VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội?
Một số người bị viêm đại tràng mãn, táo bón kinh niên, lao động nặng, ngồi, đứng lâu, bị u ở vùng trực tràng, có thai, xơ gan cổ trướng, bị viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng… có thể thấy bệnh trĩ kèm theo.

Bệnh trĩ được phân ra thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Một bệnh nhân có thể cùng một lúc bị trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ nội được chia làm 4 độ:

Độ I : búi trĩ còn nằm trong ống hậu môn.

Độ II : mỗi khi đi cầu búi trĩ sa ra ngoài và sau đó tự tụt lên được vào ống hậu môn.

Độ III : khi búi trĩ sa ra ngoài phải dùng tay đẩy lên mới tụt vào trong ống hậu môn.

Độ IV : búi trĩ thường xuyên lòi ra ngoài hậu môn.

Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ tùy thuộc vào biểu hiện và tình trạng bệnh như : chữa trị bằng những bài thuốc y học dân gian hoặc các loại thuốc tân dược, các thủ thuật và phẫu thuật dựa trên những kiến thức y học được nghiên cứu.

Chữa trĩ nội nhỏ chưa sa ra ngoài thì thường điều trị nội khoa bằng thuốc uống và thuốc đặt hậu môn, ngoài phương pháp điều trị nội khoa các bác sĩ có thể đề nghị bạn điều trị bằng thủ thuật để giúp nhanh lành bệnh hơn, điều trị bằng thủ thuật gồm có các loại như thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại hay chích xơ.

Các phương pháp điều trị bằng thủ thuật chỉ áp dụng cho trĩ nội độ I hay độ II.

Búi trĩ ở độ III, IV thường phải áp dụng biện pháp phẫu thuật.

Ngoài điều trị bằng thuốc hay thủ thuật bạn nên chú ý đến việc ăn uống cũng như lối sống. Nên ăn thức ăn đầy đủ chất xơ, trái cây để đại tiện dễ dàng, tránh ăn các thức ăn có nhiều gia vị cay nóng như ớt hay hạt tiêu, các thức uống có cồn như bia, rượu. Cần có cuộc sống điều độ, tránh căng thẳng và tránh các môn thể thao nặng như tập tạ, tennis..

Bệnh trĩ tuy ít gây tử vong nhưng nếu không biết quan tâm phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, có thể gây nhiều biến chứng, hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh.

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ HỖN HỢP

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ HỖN HỢP
Các phương pháp chữa bệnh trĩ hỗn hợp?
Trĩ hỗn hợp là một bệnh gây nhiều đau đớn cho người bệnh, trĩ xảy khi đáy trực tràng hậu môn và niêm mạc tĩnh mạch hậu môn bị chèn ép hình thành bệnh mãn tính. Để chữa trị chúng ta có các phương pháp sau :

1.Dùng thuốc
Chủ yếu chia ra 2 loại :
a) Thuốc uống: thanh nhiệt giải độc, làm mát giảm đau, có hiệu quả làm nhuận tràng.
b) Thuốc bôi ngoài: dùng thuốc bôi, thuốc mỡ trực tiếp lên vùng bị bệnh, có thể làm giảm đau, có tác dụng làm tiêu từ từ nhưng không thể chữa trị tận gốc.

2.Tiêm thuốc làm cứng
Dễ tái phát, nhiều tác dụng phụ, ít dùng trong y học hiện đại.

3.Phương pháp làm lạnh
Tỷ lệ tái phát cao, có mụn nước, tiết dịch nhiều, có các biến chứng như bí tiểu, dễ tạo thành nứt kẽ hậu môn, hẹp hậu môn.

4.Chiếu tia laser
Lợi dụng điện trường mạnh làm sản sinh các tổ hợp ion, các gốc tự do làm phá hủy lực liên kết của các tế bào. Khi các chùm tia kích quang hoạt động các tổ hợp sẽ bị hút, trong thời gian ngắn có thể khiến các tổ hợp ngưng tụ bị đốt cháy làm cacbon hóa hoặc khí hóa đạt mục đích cắt các tổ hợp và mạch máu đông.

5.Chữa bằng YHCT
YHCT từ ngàn đời nay đúc rút ra những bài thuốc đông y chữa bệnh trĩ triệt để, hiệu quả cao, lâu dài và chi phí thấp. YHCT có tính ưu việt hơn hẳn so với y học hiện đại trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ.

ĐI ĐẠI TIỆN RA MÁU TƯƠI LÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GÌ

ĐI ĐẠI TIỆN RA MÁU TƯƠI LÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GÌ
Đi đại tiện ra máu là bệnh gì?
Em dạo này đi đại tiện bị chảy máu, máu đỏ tươi và có 1 chút da lồi lên ở phần hậu môn .Có phải đó là triệu chứng của bệnh trĩ không, cách chữa trị như thế nào ? (Đoàn Thị Thảo)

Trả lời:

Chào bạn.

Theo như bạn mô tả thì có lẽ bạn bị bệnh trĩ ngoại. Triệu chứng chính của bệnh là chảy máu và sa búi trĩ.

- Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đi khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.

- Sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

- Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biếng chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn…

Theo chúng tôi bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hoá để các bác sỹ khám và có hướng điều trị cho bạn.

Chúc bạn mau khỏi bệnh.
 

Blogger news

Blogroll

About