Ads 468x60px

Pages

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC VÀ CHẾ ĐỘ ĂN VÀ SINH HOẠT CHO BỆNH NHÂN DẠ DÀY

THẢO DƯỢC ĐÔNG Y ĐẶC TRỊ BỆNH VIÊM DẠ DÀY



Thành phần: Bạch thược, Thanh diệp hành, Nghệ vàng, Nghệ đen, Thanh bì, Chuối hoa rừng, Tam thất, Địa đu, Đương quy, Thăng ma, Sài hồ và một số thảo dược quý ... vv.

Công dụng: Cầm máu, giảm đau viêm, ợ hơi, ợ chua, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch dạ dày, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch dạ dày, nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Chủ trị: Đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm xung huyết dạ dày, viêm trượt dạ dày, trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm hành tá tràng, viêm thực quản.

Cách dùng: Mỗi ngày dùng 1/3 gói thuốc, 1/3 gói thuốc chia làm 3 lần, mỗi lần pha từ 100 đến 300ml nước sôi sau đó để nguội 20 phút rồi uống phần nước bỏ phần bã thuốc, uống trước các bữa ăn hàng ngày từ 20 đến 30 phút.

Kiêng kị: Bia rượi, cafe, thức ăn cay nóng, mắm tôm, cá mè, đậu xanh…


CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CHO NGƯỜI BỆNH DẠ DÀY

Các loại thức ăn nên dùng: cơm nhão, cháo, bánh mỳ, bánh quy, cơm nếp, thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om, sữa, trứng, gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ, sữa… 

Thực phẩm nên kiêng: các loại thực phẩm có độ axít cao; các loại quả chua (như chanh, cam, bưởi), cà muối, giấm, mẻ, tương ớt…; các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành…); các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, càphê, trà…); các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc… Ngoài ra cũng không nên ăn các loại hoa quả (chuối tiêu, đu đủ, táo…) và các loại thức ăn chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích…); không ăn sữa chua, không uống các loại nước ngọt có gas.

- Không ăn quá no, không để đói, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ cách nhau 1 giờ.
- Nên ăn các thức ăn mềm, nên nhai kỹ, nuốt chậm.
- Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất, tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, nấu, ninh, còn những thức ăn rán, chiên, muối, nộm...
- Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá.

Chế độ ăn 3 giai đoạn

- Giai đoạn 1: Bắt đầu điều trị cho người loét dạ dày. Chỉ nên ăn sữa, 1-2 giờ uống sữa một lần, mỗi lần chỉ khoảng 1/3-1/2 cốc (khoảng 100 ml). Tổng năng lượng chỉ cần khoảng 1.200 Kcal. 

- Giai đoạn 2: Khi dạ dày hết đau thì ăn những đồ mềm nhuyễn như cháo, súp, mỗi lần 100 ml, sau đó tăng dần lên. Nên ăn 6 bữa/ngày, sau đó ăn các loại như cơm nếp, bánh mì, bánh quy, thịt cá nghiền nát. Khi ăn nên nhai kỹ để đồ ăn thấm nước trước khi nuốt. 

- Giai đoạn 3: Vẫn tiếp tục ăn 5-6 bữa/ngày, ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ.

Người bệnh tuân theo những chỉ định trên đây để điều trị bệnh được hiệu quả nhất!

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

THƯ CHÚC TẾT CỦA GIÁM ĐỐC GỬI ĐẾN QUÝ KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI TÁC

Nhân dịp đầu xuân năm mới, thay mặt Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc, Tôi xin trân trọng gửi tới Quý vị cùng gia đình một năm mới tràn ngập HẠNH PHÚC - SỨC KHỎE - VẠN SỰ NHƯ Ý!



Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG RAU DIẾP CÁ

Diếp cá từ lâu đã được y học cổ truyền dùng chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa... Gần đây, Tây y cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của nó như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư. Ngoài ra, rau diếp cá còn có tác dụng chữa bệnh trĩ rất tốt.

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Rau diếp cá rất thân thuộc với người dân Việt Nam, thường được dùng để ăn sống. Công dụng của rau diếp cá là tính mát, làm đẹp da, ngừa mụn... và đặc biệt chống táo bón, chữa và phòng ngừa bệnh trĩ.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá rất đơn giản. Tuy nhiên, với bài thuốc này, người bệnh cũng cần phải có lòng kiên trì.

Hàng ngày, ăn sống rau diếp cá thật nhiều. Sau khi rửa sạch, nên ngâm diếp cá vào nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó đưa ra rổ, vẩy khô nước và ăn. Có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn có thể uống sinh tố diếp cá, nhưng nếu ăn sẽ tốt hơn vì nó còn có các chất xơ.

Cũng có thể nấu lá diếp cá với nước, dùng nước đó để xông, ngâm, rửa lúc nước còn hơi nóng. Bã diếp cá còn lại thì dịt vào hậu môn.

Với bài thuốc rất đơn giản này từ rau diếp cá, chỉ cần kiên trì, bạn có thể hạn chế được bệnh trĩ phát triển và chữa khỏi được bệnh trĩ khi bạn bị trĩ nhẹ trong giai đoạn đầu.

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI VIÊM ĐẠI TRÀNG

CHẾ ĐỌ ĂN CHO NGƯỜI VIÊM ĐẠI TRÀNG
Chế độ ăn cho người viêm đại tràng
Thay đổi chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị căn bệnh viêm đại tràng. Bệnh nhân cần tăng cường ăn chất xơ, đồng thời phải kiêng rất nhiều thứ như chất béo, chất kích thích và một số loại thuốc.

Sau đây là một số điều trong ăn uống mà bệnh nhân viêm đại tràng mạn cần lưu ý:

1. Những ngày không đau: Để giữ gìn sức khỏe, tạo sức đề kháng, tăng sức chịu đựng trong lúc bị cơn đau hành hạ, hãy tranh thủ ăn uống tẩm bổ những khi bệnh chưa dở "chứng”.

2. Khi bị táo bón: Giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, inuline, oligofructose...). Ăn làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa.

3. Khi bị tiêu chảy: Tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo.

4. Tránh chất kích thích: Những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, chocolate, trà...đều phải kiêng.

5. Hạn chế các sản phẩm từ sữa: Trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu. Ngoài ra, chất đạm của sữa có thể gây dị ứng cho bệnh nhân. Hãy thay thế bằng sữa đậu nành.

6. Hạn chế mỡ: Tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt.

7. Tránh các thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid: Những thuốc như Aspirin, Ibuprofen, Naprosyn, Voltaren, Feldene... có thể “ăn mòn” niêm mạc dạ dày, ruột, làm tăng nguy cơ xuất huyết.

8. Uống 1 viên đa sinh tố, muối khoáng mỗi ngày: Những viên này chứa ít nhất 400 mcg axit folic, khắc phục tình trạng thiếu axit này do dùng thuốc Sulfasalazine.

Lưu ý: Bệnh viêm đại tràng mạn có thể nặng thêm nếu bệnh nhân có những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu... Vì vậy, người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh (thở bằng bụng, vận dụng cơ hoành, ngồi thiền, tập yoga).

BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG VÀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

Thưa bác sĩ, tôi năm nay 38 tuổi. Cách đây 1 năm tôi đi nội soi thấy bị viêm đại tràng. Tôi đã điều trị rồi và co thuyên giảm. Nhưng bây giờ lại bị đau trở lại, ăn không được, lại đi đại tiện ra máu. Không biết là có cách nào để chữa bệnh không. Tôi nên kiên ăn những thức ăn gì và nên ăn gì? Mong bác sĩ tư vấn dùm tôi . Tôi xin chân thành cảm ơn .(thai thi thanh truc)

Trả lời: 

Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hoá thường gặp, tỷ lệ mắc bệnh trong nhân dân cao ở nhiều nước đang và kém phát triển do mức sống còn thấp nên điều kiện vệ sinh trong ăn uống ít được chú trọng. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hoá cấp tính do nhiễm khuẩn các vi khuẩn hay các ký sinh vật qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang Viêm đại tràng mạn tính.
BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG VÀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Bệnh viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng mạn tính có biểu hiện là rối loạn tiêu hoá, chướng bụng, đau bụng, phân rối loạn (khi lỏng, khi nát, khi táo), không thoải mái sau khi đại tiện và có cảm giác mót muốn đi nữa,… Bệnh thường xuyên tái phát, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ gây trở ngại cho sinh hoạt và công việc thường ngày. Việc điều trị bệnh Viêm đai tràng mạn tính hiện nay gặp rất nhiều khó khăn không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều nước trên thế giới chính là do tình trạng nhờn thuốc và kháng thuốc, việc điều trị bằng thuốc tân dược hiện nay chủ yếu để khắc phục các triệu chứng (chữa đi ngoài, giảm co thắt ruột, giảm đau,…)

Theo các chuyên gia, dù đại tràng chỉ dài 150 cm nhưng có rất nhiều bệnh lý khác nhau và có thể chia thành 2 nhóm: bệnh lành tính và ác tính. Trong mỗi nhóm bệnh, tùy theo triệu chứng, mức độ lại có những loại bệnh khác nhau và cách điều trị cũng khác nhau.

Bệnh đại tràng lành tính

Triệu chứng chung: Thông thường chúng ta hay nghĩ đến bệnh lành tính là viêm đại tràng. Thực ra, khi có những triệu chứng như đau quặn, mót rặn, đại tiện nhiều lần và phân có nhầy mũi là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau của đại tràng.

* Bệnh phình đại tràng bẩm sinh: Thường gặp hơn cả là phình đại tràng bẩm sinh do các hạch thần kinh.

Triệu chứng: Táo bón, nhiều ngày không đại tiện, phân to và rắn, đôi khi phải dùng thuốc thụt hậu môn thì mới đại tiện được. Một số trường hợp sẽ gây ra chứng tắc ruột do phân, gây đau bụng, nôn, chướng bụng và người bệnh phải đến ngay viện cấp cứu.

* Viêm đại tràng: Trong lòng đại tràng bị tác động của vi khuẩn làm cho viêm đỏ, phù nề, thậm chí có những chỗ bị tổn thương mất một phần niêm mạc ruột thành ổ loét. Trước đây do dân trí, kinh tế xã hội chưa phát triển, vệ sinh ăn uống chưa tốt nên tỷ lệ người bệnh viêm đại tràng còn chiếm trên 6% dân số. Từ sau chiến tranh kết thúc, kinh tế phát triển, văn hóa được nâng cao, tỷ lệ người bị mắc bệnh viêm đại tràng giảm hẳn, chỉ còn chưa đến 7/1000 dân, tỷ lệ nữ nhiều hơn nam, nông thôn bị nhiều hơn thành phố và thường gặp ở người trưởng thành do thói quen sinh hoạt, ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

- Triệu chứng: Đau quặn, mót rặn, phân nhầy mũi, đau quặn từng cơn (do đại tràng co bóp) khắp bụng, nhất là dưới rốn. Cơn đau có thể nặng hay nhẹ, thưa hay dày tùy vào mức độ viêm, cơn đau kèm theo cảm giác muốn đi ngoài mà không đi được.

- Nguyên nhân: Có nhiều loại vi khuẩn đường ruột có thể gây viêm đại tràng. Nếu do ly a míp gây nên thì người ta gọi bệnh ly (kiết lỵ). Nếu biểu hiện mạnh ở các triệu chứng như đau nhiều, đi đại tiện nhiều lần thì là viêm đại tràng cấp. Viêm đại tràng cấp nếu điều trị không triệt để có thể dẫn đến viêm đại tràng mãn tính.

Tuy nhiên, có một số bệnh (nữ nhiều hơn nam) bị rối loạn chức năng co bóp của đại tràng, cũng có biểu hiện đau quặn, mót rặn nhưng không đi ngoài nhầy mũi, đây là chứng viêm đại tràng cơ năng, thường xảy ra khi thay đổi thời tiết hoặc ăn các thức ăn lạ như thức ăn tanh (cua, cá…) hoặc thức ăn lên men (dưa, cà…). Đối với những bệnh này thường chỉ cần dùng thuốc điều chỉnh co bóp ruột chứ không phải dùng kháng sinh đường ruột.

- Điều trị: Điều trị viêm đại tràng phải do bác sĩ khám chẩn đoán tìm ra nguyên nhân sau đó kê đơn thuốc. Các thuốc hay dùng trong điều trị viêm đại tràng là: Kháng sinh đường ruột (Biceptol, Flagyl, Flagentyl…) và thuốc điều hòa nhu động ruột (Visceralgin, Dobridat, Rekalat…)

- Phòng bệnh: Có chế độ vệ sinh ăn uống hằng ngày, ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn các thức ăn chế biến từ thực phẩm nhiễm bệnh (thịt lợn bị bệnh tai xanh, thịt gà bị bệnh cúm…) không ăn quá nhiều thức ăn lên men chua như dưa, cà… Đồng thời, khi có các triệu chứng nghi ngờ bị viêm đại tràng, cần đến bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị đúng thuốc, đúng bệnh và triệt để.

Ngoài hai bệnh thường gặp nêu trên, còn rất nhiều Bệnh đại tràng khác có những triệu chứng giống như viêm đại tràng như bệnh polyp đại tràng, bệnh túi thừa đại tràng, bệnh đại tràng đôi, đại tràng dài hoặc teo đại tràng…

Trong đó, bệnh polyp đại tràng là loại bệnh có một hay nhiều cục thịt thừa ở trong lòng đại tràng. Nếu có rất nhiều polyp trong đại tràng thì gọi là đa polyp (polyps). Bệnh có tính di truyền từ mẹ sang con, khi có vài triệu chứng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Khi mắc bệnh này, nên đến bệnh viện để phát hiện kịp thời và điều trị bằng các phương pháp như nội soi cắt polip hoặc phẫu thuật cắt đoạn ruột bị tổn thương.

Một bệnh nữa thường gặp (người châu Âu mắc nhiều hơn châu Á, người mập nhiều hơn người gầy) là bệnh túi thừa đại tràng, rất nhiều người chỉ phát hiện được khi tình cờ chụp hoặc soi đại tràng hoặc xuất hiện khi đã có biến chứng khi thủng hay viêm túi thừa. Không có thuốc điều trị bệnh túi thừa đại tràng, chủ yếu là chế độ ăn hợp lý để tránh biến chứng viêm túi thừa phải phẫu thuật cấp cứu .

Bệnh đại tràng ác tính

Bệnh ác tính của đại tràng hay gọi là bệnh ung thư đại trực tràng là một bệnh hay gặp. Một số bệnh lý đại tràng nêu trên cũng có thể chuyển thành ung thư như: loét đại tràng lâu ngày, bệnh đa polyp phát hiện muộn có thể một vài polyp biến đổi thành ung thư.

- Triệu chứng: Đau quặn, mót rặn, đại tiện phân nhầy máu mũi, giai đoạn muộn sẽ làm người bệnh gầy sút cân, thiếu máu, thậm chí một số khối u quá lớn sẽ gây biến chứng tắc ruột.

- Điều trị: Phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột có khối u và những vùng xung quanh bị nó xâm lấn. Tùy theo kết quả xét nghiệm tế bào để điều trị tia xạ, hóa chất hay miễn dịch kèm theo.

- Phòng ngừa: Cũng giống như việc phòng bệnh viêm đại tràng, để phòng bệnh ung thư đại trực tràng thì vệ sinh ăn uống và an toàn thực phẩm là phương thuốc hữu hiệu nhất. Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều thịt làm tăng nguy cơ mắc bệnh, ngược lại chế độ ăn nhiều rau, quả, củ, chất xơ sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Tránh các thức ăn lên men, muối chua, các loại thực phẩm có hóa chất, các loại rau quả có dư lượng thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu, không nên ăn các thực phẩm nướng cháy quá.

- Xét nghiệm phát hiện khối u sớm:

* Chụp X quang khung đại tràng có thuốc cản quang cũng có thể định hướng trong chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm này có thể thực hiện được ở hầu hết các bệnh viện.

* Soi đại tràng ống mềm: Là biện pháp tốt nhất để phát hiện u đại tràng, qua ống soi mềm bác sĩ có thể nhìn thấy toàn bộ tình trạng bên trong của đại trực tràng và có thể lấy được một phần khối u để xác định đó là u lành hay ác.

* Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ cũng góp phần rất quan trọng trong phát hiện ung thư đại trực tràng, nhất là phát hiện xâm lấn, hạch và di căn hạch .

* Gần đây nhất chụp PET là một kỹ thuật đánh giá rõ ràng tổn thương do u gây ra cũng như những di căn của khối u.

Người viêm đại tràng mạn nên ăn các thực phẩm như gạo, khoai tây, thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành và nên hạn chế trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, rượu bia…

Nguyên tắc ăn uống là phải đủ thành phần các chất dinh dưỡng: Chất đạm (protein): 1 g/kg mỗi ngày. Năng lượng: 30-35 kcal/kg mỗi ngày tùy theo từng bệnh nhân. Chất béo: ăn hạn chế, không quá 15 g/ngày. Đủ nước, muối khoáng và các vitamin.

Người viêm đại tràng mạn nên ăn các loại thức ăn như: Gạo, khoai tây, thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành, sữa không có lactose, các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống, rau cải…

Không nên ăn các loại thực phẩm như: Trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng. Cũng không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này, do đó ăn vào sẽ gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.

Tránh dùng thức ăn cứng như rau sống, bắp luộc ảnh hưởng đến vết loét. Khi chế biến thức ăn, nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào, rán.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị căn bệnh viêm đại tràng. Bệnh nhân cần tăng cường ăn chất xơ, đồng thời phải kiêng rất nhiều thứ như chất béo, chất kích thích và một số loại thuốc.

Sau đây là một số điều trong ăn uống mà bệnh nhân viêm đại tràng mạn cần lưu ý:

1. Những ngày không đau: Để giữ gìn sức khỏe, tạo sức đề kháng, tăng sức chịu đựng trong lúc bị cơn đau hành hạ, hãy tranh thủ ăn uống tẩm bổ những khi bệnh chưa dở “chứng”.

2. Khi bị táo bón: Giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, inuline, oligofructose…). Ăn làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa.

3. Khi bị tiêu chảy: Tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo.

4. Tránh chất kích thích: Những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, chocolate, trà…đều phải kiêng.

5. Hạn chế các sản phẩm từ sữa: Trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu. Ngoài ra, chất đạm của sữa có thể gây dị ứng cho bệnh nhân. Hãy thay thế bằng sữa đậu nành.

6. Hạn chế mỡ: Tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt.

7. Tránh các thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid: Những thuốc như Aspirin, Ibuprofen, Naprosyn, Voltaren, Feldene… có thể “ăn mòn” niêm mạc dạ dày, ruột, làm tăng nguy cơ xuất huyết.

8. Uống 1 viên đa sinh tố, muối khoáng mỗi ngày: Những viên này chứa ít nhất 400 mcg axit folic, khắc phục tình trạng thiếu axit này do dùng thuốc Sulfasalazine.

Lưu ý: Bệnh viêm đại tràng mạn có thể nặng thêm nếu bệnh nhân có những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu… Vì vậy, người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh (thở bằng bụng, vận dụng cơ hoành, ngồi thiền, tập yoga).

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn điều trị bệnh hiệu quả hơn!

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

BỆNH TRĨ NGOẠI VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐỂ KHẮC PHỤC

Trĩ ngoại là do chùm tĩnh mạch ngoài bị giãn , gấp khúc tạo nên. Nó nằm phía dưới vùng lược, có thể nhìn thấy, không thể đưa và trong hậu môn, thường không chảy máu.

Hình thái của nó có một số loại sau:

1. Trĩ ngoại do tắc mạch máu:

Là do tĩnh mạch trên trĩ bị tắc hay vỡ gây chảy máu, mạch máu đầy những cục máu, ở phía dưới da phần cửa hậu môn hình thành những cục trĩ nhỏ hình ôvan, tự cảm thấy đau tức.

2. Trĩ ngoại do tĩnh mạch bị phình gập:

Là do dưới da tĩnh mạch bị gấp khúc, ở phần rìa cửa hậu môn hình thành những viền bướu hình tròn, hình bầu dục, hay hình dài. Nếu có phù thũng, hình trạng sẽ lớn hơn, trong búi trĩ có cả chỗ tắc máu và tổ chức kết đế.

3. Trĩ ngoại do chứng viêm:

Là do những nếp gấp ở cửa hậu môn bị viêm , phù thũng gây nên. Thường cửa hậu môn bị tổn thương, do lây nhiễm vi khuẩn gây nên.

4. Trĩ ngoại do tổ chức kết đế:

Do rãnh nhăn ở phần rìa cửa hậu môn phình to, các mô kết đế bị tăng sinh, trong đó mạch máu lại rất ít, do những mảnh da dài ra, gọi là trĩ ngoại do da. Ở vùng rìa hậu môn có thể thấy những mảnh da đơn phát hoặc vòng trong sa xuống và lòi ra, trĩ hình vòng có thể dạng mào hoa, gọi là trĩ ngoại dạng da thừa hay còn gọi là Trĩ tiêu binh.


Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trĩ

Người mắc bệnh trĩ phải có những điều chỉnh trong sinh hoạt, nên hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng lên đột ngột, tránh ngồi lâu, đứng nhiều. Bạn cũng cần tránh va chạm vùng hậu môn, giấy vệ sinh phải mềm, dùng các loại xà phòng ít tính acid đồng thời giữ sạch vùng hậu môn, nhưng tránh rửa quá nhiều sẽ va chạm gây thương tổn.

BỆNH TRĨ NGOẠI VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐỂ KHẮC PHỤC
Người bị bệnh trĩ nên ăn nhiều rau quả và chất xơ 

Người bệnh tránh bia, rượu, các thức ăn dễ kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột (như ớt, hồ tiêu, cà ri…), tránh tiêu chảy. Bạn nên ăn nhiều chất xơ như ăn cam, quýt giúp phân mềm, đỡ táo bón. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhuận tràng như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền để nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ.

Đặc biệt, người bệnh nên sử dụng rau dấp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, rất hiệu quả trong trị bệnh trĩ và táo bón. Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối. Củ khoai lang cũng có công dụng nhuận tràng tốt, nên ăn thêm vào các bữa ăn phụ.

BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH TRĨ

BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH TRĨ
Tập thể dục giúp phòng ngừa bệnh trĩ
Người mắc bệnh trĩ nên điều chỉnh thói quen ăn uống theo hướng tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà đậm, thức ăn nhiều gia vị, muối…

Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do táo bón lâu ngày, bệnh lỵ, nóng trong người vì ăn uống các chất cay, nóng (tiêu, ớt, cà ri, cà phê, rượu, bia…), tăng áp lực ổ bụng bởi lao động, tư thế, sinh hoạt.

Không đứng, ngồi quá lâu

Với người táo bón lâu ngày, mỗi khi đại tiện thường rặn nhiều làm áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên nhiều lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to và khi lớn quá sẽ sa ra ngoài. Khi bị bệnh lỵ, bệnh nhân đại tiện nhiều lần trong ngày và mỗi lần phải rặn nhiều cũng làm tăng áp lực trong ổ bụng. Đây là bệnh thường gặp ở những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, đi lại ít như thư ký văn phòng, tài xế, nhân viên bán hàng, thợ may…

Để phòng ngừa bệnh trĩ, ngoài điều chỉnh thói quen ăn uống, chúng ta nên tập đi cầu đều đặn hằng ngày. Không đứng hoặc ngồi quá lâu. Hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng đột ngột. Sử dụng giấy vệ sinh mềm, sạch hoặc dùng các loại xà phòng ít tính acid để làm sạch vùng hậu môn. Vận động thể lực vừa sức, tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ, đi xe đạp…

Nhiều rau quả, trái cây rất tốt

Trong ăn uống, cần điều chỉnh thói quen theo hướng tránh các chất kích thích (cà phê, rượu, trà đậm, thuốc lá…); tránh thức ăn nhiều gia vị (ớt, tiêu, cà ri, gừng, riềng…); ăn nhiều chất xơ từ các loại rau quả.

Thực phẩm có ích cho người bị bệnh trĩ là các loại rau quả (diếp cá, lang, mồng tơi, đay, dền, đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, cà tím, súp lơ xanh, củ sen, bắp…). Các loại rau quả này tốt nhất dùng dưới dạng hấp, luộc, nấu canh, không nên nướng hoặc chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu.

Các loại trái cây (bơ, chuối, thanh long, cam, quýt, bưởi, táo tây, dâu tây, kiwi…) cũng rất tốt cho người bệnh trĩ. Hạn chế ăn muối vì muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng, gây bệnh nặng hơn.

Coi chừng nhầm lẫn

Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất ở bệnh trĩ. Tuy nhiên, một số trường hợp khác cũng có hiện tượng chảy máu hậu môn mà chúng ta cần phân biệt để tránh nhầm lẫn, như ung thư hậu môn hoặc trực tràng. Gặp trường hợp này, nếu bệnh nhân nhầm là bệnh trĩ, không chịu đi khám, đến khi ung thư phát triển to thì không còn khả năng điều trị được.

Trường hợp polype trực tràng cũng có dấu hiệu chảy máu. Đây là bệnh cần can thiệp cắt bỏ thì mới hết chứ không thể điều trị bằng thuốc.
 

Blogger news

Blogroll

About