Ads 468x60px

Pages

Thứ Ba, 11 tháng 5, 2010

Thuốc chữa bệnh viêm khớp

Hiện tượng viêm ở xương khớp là hiện tượng ảnh hưởng chính tới sụn khớp. Khi bị viêm khớp các lớp sụn bị vỡ hoặc mòn đi theo quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể là cho các mảng xương dưới sụn cọ sát vào nhau, việc cọ sát này gây sưng, viêm,.. theo thời gian dài thì có thể làm biến dạng các khớp xương.. Gây nên hiện tượng đau đớn và tổn thương cho người bệnh. Vậy việc điều trị bệnh viêm khớp như thế nào là hiệu quả? và thuốc chữa bệnh viêm khớp hiện đang dùng trên thị trường như thế nào? cùng tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây.
Đặc điểm về bệnh viêm xương khớp

Bệnh viêm xương khớp chỉ ảnh hưởng tới các khớp xương chứ không ảnh hưởng tới nội tạng bên trong cơ thể.Nên việc điều trị bệnh viêm khớp chủ yếu là tập trung vào việc giảm đau và làm giảm viêm ở vùng xương bị viêm.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm khớp:
Chấn thương: Chấn thương mạnh có thể gây nên hiện tượng viêm xương khớp, bởi khi gặp phải chấn thương lớn liên quan tới xương khớp thì việc ảnh hưởng tới các sụn xương là một việc có thể xảy ra, làm cho xương không hồi phục như ban đầu và gây nên tình trạng viêm xương khớp.
Thừa cân: Khối lượng cơ thể tăng quá mức vượt quá sức chịu đựng của xương khớp chính là nguyên nguyên nhân gây sâu xa gây viêm xương khớp.
Tuổi tác: Những người lớn tuổi thường xuất hiện sự thoái hóa khớp theo hướng tự nhiên, việc các khớp xương không còn chắc khỏe như trước nữa và các tế bào mới ít được sản sinh ra, xương trở nên giòn hơn. Vì vậy nên dù là hành động nhỏ cũng có thể gây tổn thương xương khớp gây nên bệnh viêm xương khớp.
Di truyền và biến dị: Có thể là khi sinh ra các khớp xương đã không bình thường gây nên hiện tượng biến dạng xương, việc này khiến cho quá trình đi lại sẽ gây nên mòn khớp xương dẫn tới viêm khớp.
Triệu chứng có thể nhận biết
Người cảm thấy cứng khớp và khó cử động mỗi khi đứng hoặc ngồi lâu.
Khớp xương bị sưng đỏ ở các khớp xương.
Đau nhức là hiện tượng không thể tránh khỏi của bệnh này. Cơn đau có thể dai dẳng âm ỉ gây khó chịu cho bệnh nhân. Và có thể giảm đau khi nằm nghỉ ngơi.Có cảm giác lạo xạo hoặc tiếng các xương chà xát lên nhau

Thuốc điều trị bệnh viêm khớp an toàn hiệu quả
Những bệnh liên quan tới xương khớp như: Đau xương khớp, viêm xương khớp hay thoái hóa khớp... Là những căn bệnh thường theo hướng tự nhiên nên việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh thường là chỉ hỗ trợ bệnh, giảm đau các triệu chứng, chứ không thể chữa bệnh dứt điểm được. Hiện cho tới nay vẫn chưa có phương thuốc điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp mà chỉ có thuốc hỗ trợ bệnh hiệu quả. Chúng được chia làm 2 nhóm thuốc chính đó lầ thuốc giảm đau và thuốc hỗ trợ chức năng giảm bệnh.
Thuốc chữa bệnh viêm khớp an toàn hiệu quả
1. Thuốc giảm đau
Hầu như việc điều trị bệnh xương khớp là việc tập trung vào quá trình giảm đau đớn cho bệnh nhân, Bệnh nhân thường được sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm tiêu viên như: aspirin, paracetamol, hoạt chất có chứa paracetamol...Những loại thuốc thông thường này thường được sử dụng để giảm đau tiêu viêm cho bệnh nhân khá hiệu quả. nhưng việc sử dụng các thuốc này thường kèm theo hiện tượng loét dạ dày tá tràng, ảnh hưởng tới gan thận.
Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể dùng thêm một số loại kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn như: erythromycin, ampiciciliin ...
Chính vì khi sử dụng các loại thuốc tây thường gây hậu quả là để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên việc sử dụng thuốc bệnh nhân không thể lạm dụng thuốc quá mức mà phải có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

2. Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị viêm khớp hiệu quả

Trên thì trường hiện nay có nhiều loại thuốc có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp rất hiệu quả, tuy nhiên vì là thực phẩm chức năng nên không phải loại thuốc nào họ quảng cáo cũng đều là thuốc có thể hỗ trợ điều trị bệnh chính vì vậy nên bệnh nhân cần quan sát tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng thuốc.

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010

BỆNH TRĨ KHI BẦU BÍ

Trĩ được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trực tràng. Nếu từng có cảm giác bị kích thích ở khu vực này, khiến bạn khó chịu hay gây đau, thậm chí là chảy máu thì hẳn là bạn đã bị trĩ.

Có nhiều phụ nữ bị trĩ khi bầu bí?

Nhiều. Trên 50% phụ nữ bị trĩ trong giai đoạn mang thai hay sau sinh. Nếu bạn từng bị trĩ trước khi có thai thì bệnh sẽ quay trở lại nhưng đa phần là xuất hiện lần đầu trong quá trình thai nghén. Bệnh tiến triển bắt đầu từ giai đoạn thứ 2 của thai kỳ. Không có cách nào để điều trị dứt điểm ngoài việc chờ sinh bé xong.

BỆNH TRĨ KHI BẦU BÍ
Bà bầu ngồi lâu dễ bị trĩ

Tại sao thai phụ dễ bị trĩ?

Có 2 yếu tố: đó là lượng máu tăng và táo bón.

Quá trình mang thai khiến phụ nữ dễ bị trĩ, búi trĩ, chảy máu lợi hơn do tuần hoàn máu trong cơ thể tăng lên để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Điều này khiến các tĩnh mạch dãn nở, đặc biệt là khu vực xương chậu do chịu áp lực từ trọng lượng của túi ối.

Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm tình trạng trĩ thêm trầm trọng.

Có thể phòng tránh?

Có. Mặc dù thai phụ rất dễ bị trĩ nhưng không có nghĩa là không thể phòng ngừa. Hãy luôn quan tâm tới cơ thể mình, đừng đợi cho đến khi cơ thể thúc bách mới “đi cầu”. Hãy đi đều đặn vào một giờ nhất định trong ngày.

Một trong những cách hiệu quả nhất để phòng bệnh trĩ khi bầu bí là tránh táo bón. Hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước và thường xuyên luyện tập, chỉ đơn giản là đi bộ hay tập các bài tập liên quan tới xương chậu cũng rất tốt.

Tập kegel cũng có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng cường độ dẻo dai cho các múi cơ ở vùng kín, giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng cũng như khả năng “thu gọn lại” sau này.

Điều trị như thế nào?

Hãy tắm nước ấm. Điều này sẽ giúp giảm các kích thích và đau đớn.

Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi cầu.

Sau sinh, dùng chậu riêng để vệ sinh hậu môn. Rửa sạch và lau khô hậu môn bằng giấy mềm, dùng các loại giấy trắng sẽ ít bị kích thích hơn các loại giấy màu.

Một số phụ nữ cảm thấy dễ chịu với 1 viên đá lạnh nhỏ, trong khi những người khác lại cần nước ấm. Vậy hãy tắm nước ấm và chườm đá lạnh để có hiệu quả tốt nhất.

Tránh đứng ngồi lâu, ngủ nên nằm nghiêng, không nằm ngửa lưng.

Nếu cảm thấy đau không chịu nổi thì hãy ngồi lên một cái ghế hơi có hình dáng của một cái phao. Tuy nhiên, không nên dùng loại ghế này nhiều vì nó có thể ảnh hưởng tới sự tuần hoàn máu ở khu vực này.

Khi nào nên đến bác sĩ?

Nếu mọi nỗ lực kể trên đều không giúp gì được hoặc tình trạng chảy máu tiếp tục thì cần đến bác sĩ ngay.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ làm một tiểu phẫu cắt bỏ búi trĩ, tất nhiêu là sau khi bạn đã sinh bé.

BÀ BẦU BỊ BỆNH TRĨ NÊN LÀM GÌ

BÀ BẦU BỊ BỆNH TRĨ NÊN LÀM GÌ
Bà bầu bị bệnh trĩ nên làm gì?
“Tôi mang thai tháng thứ 6, luôn phải đau đớn, khó chịu vì bệnh trĩ. Làm thế nào để khắc phục mà không ảnh hưởng đến thai nhi?”.

Trả lời:

Trĩ là một bệnh khá thường gặp ở phụ nữ mang thai, nguy cơ mắc bệnh trĩ tỷ lệ thuận với sự lớn lên và phát triển của thai nhi. Khi bị trĩ, bạn thường cảm thấy đau đớn, sưng phồng các huyết mạch ở hậu môn và trực tràng. Muốn giảm đau an toàn khi mang thai, bạn cần áp dụng theo những cách sau đây:


- Ngâm mình trong nước ấm: Cách này rất có lợi cho phụ nữ mang thai, nó không chỉ đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái do máu được kích thích lưu thông dễ dàng mà còn còn giảm cảm giác đau đơn do bệnh trĩ gây nên. Các chuyên gia khuyên bạn nên ngâm mình trong nước ấm mỗi ngày vài lần, bạn sẽ thấy tình trạng được cải thiện đáng kể.

- Dùng đá lạnh: Bạn có có thể dùng đá hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng hậu môn vài lần một ngày để hạn chế tình trạng sưng tấy.

- Tránh ngồi quá lâu: Việc ngồi quá lâu rất bất lợi cho phụ nữ mang thai vì sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Vì thế, thay vì ngồi nhiều, các bà bầu mắc bệnh trĩ nên dành thời gian để nằm nghỉ ngơi hoặc đứng dậy đi lại.

- Giữ vệ sinh cho vùng hậu môn: Sau mỗi lần đi toilet, bạn cần vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ để tránh tình trạng bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn nên nhớ không nên dùng giấy tolét khô mà hãy dùng giấy ướt không tẩm hương thơm hay chất cồn để tránh gây khô rát khi sử dụng.

- Không nên tự ý dùng thuốc: Việc dùng thuốc trong giai đoạn mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và an toàn của thai nhi. Vậy nên khi muốn dùng thuốc, bạn cần được thăm khám và tuân thủ theo sự kê đơn của bác sĩ.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần lưu ý: Ăn bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ, uống đủ lượng nước có thể cần, tập luyện đúng cách và an toàn. Nếu những gợi ý trên không đem lại hiệu quả cho bạn hoặc bệnh trĩ của bạn phát triển theo hướng tồi tệ hơn (bắt đầu có dấu hiệu chảy máu), cần tới gặp bác sĩ ngay.

TRĨ HỖN HỢP LÀ GÌ?

Trĩ hỗn hợp có 2 đặc trưng của Trĩ nội và Trĩ ngoại. Có loại đơn phát ở phía trước trái, phía sau phải hay giữa trái, có loại là hình vòn, tạo ra Trĩ hỗn hợp dạng vòng ( bó Trĩ). Đặc điểm của Trĩ hỗn hợp là chùm tĩnh mạch ở cửa hậu môn và trực tràng bị giãn gấp khúc tạo ra một khối Trĩ nằm ở cả trên và dưới vùng lược, khớp với nhau, làm các rành ở giữa các cơ vòng biến mất, làm trên dưới liền thành một khối.

TRĨ HỖN HỢP LÀ GÌ?
Bệnh trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp là do Trĩ nội phát triển thành, hay hặp trong lâm sàng, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra:

1. Trĩ nội đơn thuần hay những ca bị ở mức độ không nặng thường không có triệu chứng, thông thường khó phát hiện.

2. Những người bị bệnh hậu môn, trực tràng, đặc biệt là phụ nữ, thường không muốn đến bác sĩ để khám chữa, vì thế tất yếu sẽ dẫn đến việc bệnh tiếp tục phát triển thành Trĩ hỗ hợp.

3. Những trường hợp bị bệnh Trĩ nhưng do không được điều trị sớm, để bệnh nặng, lâu ngày phát triển thành Trĩ hỗn hợp.

Liệu pháp đầu tiên chữa trĩ nội là dùng chế độ dinh dưỡng có nhiều xơ. Khi đại tiện tránh không được rặn, trĩ nặng và đã bị sa thường phải giải quyết bằng phẫu thuật. Trĩ ngoại có huyết khối phải dùng phẫu thuật.
Dùng thuốc

Có rất nhiều thứ thuốc bôi ngoài để giảm các triệu chứng, các thuốc bôi ngoài thường dùng các chất bôi trơn, các chất làm mềm và làm dịu da, có thể kết hợp trong đó một thuốc tê để giảm đau. Khi không có nhiễm khuẩn, có thể kết hợp với corticosteroid, các chất kết hợp này chỉ có tác dụng ngắn hạn. Một số chất khác hay được kết hợp do tính chất làm dịu như: một số muối bismuth, kẽm oxid, resorcinol, bôm Peru, cao cây kim mai

Các bioflavonoid cũng được kết hợp trong các thuốc bôi ngoài, ở một số nước các chất này còn được dùng theo đường uống, và cùng với một số chất khác như calci dobesilat, tribenosid được dùng do tính chất bảo vệ thành tĩnh mạch.

Y học cổ truyền

Từ ngàn đời nay, đông y đã có nhiều phương pháp giúp điều trị trĩ và táo bón hiệu quả. Các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu thực phẩm chức năng Việt Nam đã dày công nghiên cứu về các thảo dược rất hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ:

Ngư tinh thảo (rau diếp cá, rau dấp cá) có thành phần chính là Quercetin, một flavonoid có tác dụng bảo vệ thành mạch rất mạnh. Tinh dầu Diếp cá có chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng sinh mạnh, tiêu diệt cả trực khuẩn mủ xanh, do đó chống viêm nhiễm rất hiệu quả. Cao diếp cá có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón rất tốt.

Đương quy là một vị thuốc quý, có tác dụng bổ máu, điều kinh, chống thiếu máu, suy nhược cơ thể. Đương quy có tác dụng hoạt huyết giảm đau, giúp chữa viêm loét, mụn nhọt. Ngoài ra, Đương quy còn có tác dụng nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Rutin là một flavonoid aglycon có nhiều trong hoa Hòe. Rutin có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính “dòn” và tính thấm của mao mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. Ngoài ra, rutin còn có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột và do vậy giúp nhuận tràng. Rutin được dùng để phòng ngừa những biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch, điều trị suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, trĩ, các trường hợp xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, tử cung xuất huyết, phân có máu….

Curcumin là một hoạt chất chính của củ nghệ (Curcuma domestica), có hoạt tính chống viêm do khả năng quét những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm. Curcumin còn có tác dụng ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa. Bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ.

Magiê có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón vốn là căn nguyên gây bệnh trĩ. Ngoài ra, Magiê còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH TRĨ HỖN HỢP

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH TRĨ HỖN HỢP
Triệu chứng bệnh trĩ hỗn hợp?
Người mắc trĩ hỗn hợp thường có những biểu hiện gì ?

Nếu bạn có những biểu hiện như đi đại tiện ra máu, có dị vật lòi ở hậu môn, hậu môn đau nhức, có thể kèm theo hiện tượng táo bón đó chính là những biểu hiện của bệnh trĩ hỗn hợp. Các bệnh về trực tràng thường có những triệu chứng tương đồng nhau, vì vậy cần đến khám trực tiếp để được tư vấn rõ ràng.


Từ những triệu chứng nào ta có thể phán đoán người bị bệnh trĩ hỗn hợp?

Đại tiện ra máu: khi đại tiện thấy có lẫn vài giọt máu màu hồng tươi, trên giấy lau có máu, có thể phát sinh trước và sau khi đại tiện, hoặc đơn thuần ra máu, hoặc máu lẫn trong phân.

Dịch nhầy tràn ra ngoài: niêm mạc trực tràng bị trĩ kích thích trong thời gian dài sẽ tiết ra nhiều dịch .Cơ vòng hậu môn lỏng dịch có thể dễ dàng tiết ra ngoài bất cứ lúc nào , làm cho phần da hậu môn thường xuyên bị kích thích và gây ngứa.

Dị vật hậu môn lòi ra ngoài: đây là triệu chứng chủ yếu của trĩ nội ở giai đoạn giữa và cuối , nguyên nhân chủ yếu là do khối trĩ nội ngày càng to ra , làm niêm mac ,các tầng niêm mạc dưới và tầng hậu môn bị chia cách, khi người bệnh đi đại tiện các khối trĩ có thể tụt xuống dưới các nếp gấp ,đi qua ống hậu môn ra bên ngoài. Khi người bệnh đại tiện vùng bụng dồn nhiều áp lực lên hậu môn khiến các búi trĩ lòi ra ngoài , khi ho hoặc khi dùng sức cũng sẽ khiến các dị vật lòi ra ngoài .

Đau nhức: do hậu môn có rất nhiều dây thần kinh và rất nhạy cảm nên có thể bị đau nhẹ hoặc đau nặng khi phải chịu các kích thích, biểu hiện như : đau mạnh, đau nhiều, đau rát …phát sinh trước và sau khi đi đại tiện.

Sa búi trĩ: đây là triệu chứng đau đớn thường gặp ở trĩ ngoại, trĩ nội khi không bị viêm thì không gây đau đớn, sa búi trĩ thường xảy ra khi viêm nhiễm trùng trĩ nội, búi trĩ bị tắc nghẹt hoại tử cũng có thể dẫn đến sa búi trĩ. Các búi trĩ sa xuống gây đau đớn vô cùng .

Táo bón: người bệnh khi ra máu thường hạn chế đi đại tiện tạo thói quen xấu dẫn đến táo bón, táo bón cọ sát vào các niêm mạc trĩ gây chảy máu, tạo thành một vòng tuần hoàn ác tính.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TRĨ Ở TRẺ EM

Nhiều người lầm tưởng trẻ em không phải là nạn nhân của bệnh trĩ, trên thực tế, ngồi bô quá 30 phút, táo bón hay cửa hậu môn không sạch,… là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em.

THỦ PHẠM GÂY BỆNH TRĨ Ở TRẺ EM
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em

Trẻ không nên ngồi bô quá 30 phút

Trong giai đoạn phát triển, cơ hậu môn của trẻ tương đối yếu, mối liên hệ giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo, thêm vào đó, xương cùng và trực tràng lại nằm trên cùng một đường thẳng, vì thể trực tràng dễ dàng bị di động lên phía trên. Vì thế, nếu cha mẹ không chú ý đến điểm này mà để trẻ ngồi bô quá lâu, khi trẻ dùng lực và phải nín thở, áp lực trong bụng tăng cao, trực tràng phải chịu một lực ép xuống và dễ dàng bị lòi ra ngoài khoang ruột.

Đồng thời, ở tuổi này, sau khi trẻ đi vệ sinh xong, hậu môn không tự động co lại nhiều, vì thế trực tràng một khi đã bị “rơi xuống” thì khó có thể lập tức co lại vị trí ban đầu, hiện tượng này gọi là bệnh trĩ. Trẻ bị bệnh trĩ nếu nhẹ, sau khi đi đại tiện, trực tràng sẽ tự động co trở lại, lặp lại nhiều lần sẽ nặng hơn, và nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến chảy máu, phù thũng…

Vì vậy, cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen đại tiểu tiện tốt từ khi còn nhỏ, đồng thời nhất thiết không được để trẻ ngồi bô quá lâu, đặc biệt là đối với những bé mới biết ngồi.

Phòng ngừa ngay từ khi táo bón

Táo bón cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên trĩ ở trẻ em. Khi một đứa trẻ bị táo bón, người đó sẽ phải căng thẳng quá mức để cố gắng và đẩy ra phân cứng. Áp lực này làm cho các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn để trở thành trĩ sưng lên và bị kích thích do đó phát triển.

Để trẻ không bị táo bón, cha mẹ cần tập cho trẻ có thói quen đại tiện đúng giờ, kiên trì cho trẻ ngồi vào bô khoảng 10-15 phút. Sau vài tuần, trẻ sẽ có phản xạ. Đồng thời, chú ý tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ như rau cần, hẹ… kết hợp hoa quả (cam, bưởi, đặc biệt là chuối); uống nước đun sôi để ấm.

Ngoài ra, có thể cho trẻ uống một chút nước mật ong vào sáng sớm, mỗi lần uống không ít hơn 60 ml và pha bằng nước sôi.

Khi trẻ táo bón, bạn có thể xoa bụng cho trẻ để giúp nhuận tràng, bằng cách cho trẻ nằm ngửa trên giường rồi dùng phần gốc bàn tay phải áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa, xoay, day, đẩy như vậy rồi lại tiến hành theo chiều tuần tự ngược lại.

Không làm nặng tay quá và mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được. Sau đó, tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 – 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị.

Điều trị bước đầu

Việc điều trị bệnh trĩ ở trẻ cần căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ để áp dụng phương pháp giữ gìn bảo dưỡng. Ở nhà, gia đình có thể áp dụng một trong cách sau để hạn chế tác hại của bệnh:

- Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ, tránh chỉ cho ăn một loại thức ăn; nên thường xuyên cho trẻ ăn các rau củ, hoa quả tươi ngon và mật ong, để tránh cho trẻ bị táo bón.

- Hình thành thói quen đại tiện đúng giờ, tốt nhất một ngày đại tiện một lần.

- Giữ gìn vệ sinh của hậu môn, nên rửa nước nóng sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ hoặc dùng thuốc xông hơi bên ngoài như: thuốc xông hơi tổng hợp từ cây kinh giới, …để cải thiện được tuần hoàn máu ở cửa hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh.

Cha mẹ lưu ý, ở trẻ nhỏ thường hay gặp bệnh sa trực tràng có biểu hiện rất giống với bệnh trĩ, vì vậy khi trẻ có các biểu hiện như chảy máu, khối sa đỏ tươi, thì nên nghĩ đến bệnh sa trực tràng trước.

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH TRĨ NỘI

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH TRĨ NỘI
Biểu hiện của bệnh trĩ nội
Rất nhiều bệnh gây chảy máu khi đại tiện, biểu hiện của đại tiện ra máu cũng khác nhau. Trong đó đại tiện ra máu thường gặp nhất là do trĩ nội gây ra. Trước hết chúng ta nên tìm hiểu về triệu chứng của trĩ nội là gì?

Trĩ thường phát sinh ở phía trên nếp gấp hậu môn, cách 3cm gọi là trĩ nội. Triệu chứng chủ yếu là chảy máu, thường là các mấu sưng mềm và không đau. Trĩ nội có tỉ lệ mắc cao nhất trong số các loại bệnh trĩ, có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Biểu hiện của trĩ nội

Biểu hiện thường gặp nhất là đại tiện ra máu, đặc biệt là trĩ nội giai đoạn 1 và 2. Biểu hiện lâm sàng này làm cho mọi người ngộ nhận rằng cứ đại tiện ra máu là đã bị trĩ. Đối với người lớn tuổi, đại tiện ra máu có thể là do ung thư trực tràng hoặc tín hiệu của một số bệnh khác, cần phải hết sức thận trọng. Đại tiện ra máu ở trĩ nội thường được biểu hiện bởi ra máu không đau, máu màu đỏ tươi, có thể nhỏ giọt hoặc ra kèm phân.

Trĩ nội giai đoạn đầu chủ yếu biểu hiện bởi đại tiện ra máu, lượng máu khá nhiều, có lúc ra nhỏ giọt, có lúc ra thành tia máu, không đau và không thấy khó chịu. Lâu ngày có thể gây thiếu máu, cảm thấy choáng váng, hơi thở ngắn, đuối sức.

Giai đoạn giữa, sau khi đại tiện có thể thấy mấu trĩ sa xuống hậu môn, thường thì có thể tự co vào hậu môn sau khi đại tiện xong.

Giai đoạn cuối, sau khi đại tiện xong mấu trĩ không thể quay lại hậu môn mà phải lấy tay đẩy vào hoặc phải nghỉ ngơi xong rồi mới có thể đi vào. Người bị nặng thì khi ho, khi dùng sức, làm việc hoặc lao động đều có thể làm cho mấu trĩ sa ra ngoài hậu môn, thường cảm thấy hậu môn ướt, khó chịu do các chất thải tăng lên, quần lót nhiễm khuẩn.Nếu bị nhiễm viêm do ma sát với quần áo sẽ có thể nhiễm khuẩn gây viêm, sưng đau, không thể quay lại trong hậu môn thậm chí là hoại tử. Vào giai đoạn giữa và giai đoạn muộn, bề mặt mấu trĩ thường bị xơ hóa nên lượng máu ít mà thường sa ra ngoài là chủ yếu.
 

Blogger news

Blogroll

About