Ads 468x60px

Pages

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010

NỮ GIỚI MẮC BỆNH TRĨ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH SẢN

Hỏi: Tôi năm nay 25 tuổi, chưa lập gia đình. Khoảng 2 năm gần đây, cách khoảng 1 tháng một lần tôi đại tiện rất khó, cảm thấy đau rát ở vùng hậu môn. Mỗi lần vệ sinh vùng ấy tôi phát hiện có một chút da nhô ra khoảng 1cm. Xin hỏi: Có phải tôi mắc bệnh trĩ không và cách chữa trị như thế nào? Có chữa dứt điểm được không? Tôi nghe nói bệnh này đối với phụ nữ rất khó khăn cho việc mang thai và sinh nở, có đúng vậy không? (Nguyen Thi T.T – Quảng Nam)

NỮ GIỚI MẮC BỆNH TRĨ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH SẢN
Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản?

Trả lời:
Trĩ là sự phồng lên của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai. Có nhiều cách phân loại bệnh trĩ, theo nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh người ta chia làm 2 loại:

- Trĩ triệu chứng: là hậu quả của một bệnh đã được biết rõ như trĩ trong hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, ung thư trực tràng, trĩ ở phụ nữ có thai… Do trĩ loại này chỉ là triệu chứng của một bệnh khác nên không được can thiệp phẫu thuật mà vấn đề đặt ra là phải giải quyết được nguyên nhân; can thiệp phẫu thuật đối với loại này đôi khi lại nguy hiểm.

- Trĩ vô căn hay trĩ bệnh: việc điều trị ngoại khoa được đặt ra với loại trĩ này.

Theo giải phẫu bệnh người ta lại chia ra:

- Trĩ nội: cuống búi trĩ nằm ở trên đường lược, có thể phát hiện qua thăm khám và nội soi trực tràng.

- Trĩ ngoại: cuống búi trĩ nằm ở dưới đường lược có thể quan sát thấy bằng biện pháp thăm khám thông thường.

Biến chứng của bệnh trĩ:

- Chảy máu gây mất máu mãn tính hoặc cấp tính nếu chảy máu dữ dội.

- Huyết khối và viêm tắc tĩnh mạch búi trĩ.

- Vỡ búi trĩ.

- Rối loạn chức năng đi cầu.

- Nghẹt búi trĩ và gây các bệnh thứ phát khác kèm theo như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn trực tràng…

Chẩn đoán: Để chẩn đoán bệnh trĩ phải được thăm khám và cần thiết có thể nội soi hậu môn trực tràng để có thể định bệnh trực tiếp và chính xác.

Điều trị bệnh trĩ: Có nhiều thuốc và nhiều biện pháp để giải quyết và có thể chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có một số ít trường hợp tái phát do chữa trị không đúng hoặc do người bệnh không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa tốt. Tùy theo mức độ của bệnh trĩ mà có thể đề ra các biện pháp điều trị khác nhau như: điều trị nội khoa, chích xơ hoá búi trĩ, thắt dây chun điều trị trĩ; các phương pháp điều trị khác không mổ, điều trị trĩ qua siêu âm, điều trị ngoại khoa bệnh trĩ, cắt trĩ bằng Laser, điều trị bằng Đông y hay YHCT.

Trường hợp của bạn nhất thiết phải được thăm khám và chẩn đoán chính xác tính chất, mức độ của bệnh, và quan trọng là khẳng định có phải bệnh trĩ không. Nếu là bệnh trĩ thì cần phải được điều trị dứt điểm trước khi mang thai vì khi mang thai sẽ làm cho bệnh trĩ nặng hơn và thời điểm mang thai cũng không phải là thời điểm tốt để điều trị bệnh trĩ.

TRĨ NGOẠI CÓ GÂY UNG THƯ


Em bị trĩ ngoại, không đau gì hết, vậy em có sao không? Có cần điều trị không hay chỉ cần ăn nhiều chất xơ là được? Để lâu ngày có gây ra ung thư không ạ? (Quỳnh Nga)

TRĨ NGOẠI CÓ GÂY UNG THƯ
Bị trĩ ngoại lâu ngày có gây ung thư?
Trả lời:

Bệnh trĩ là do thành tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng bị suy yếu không còn bền chắc dẫn đến sự dãn quá mức gây sưng phù tạo nên búi trĩ.

Nếu búi trĩ nằm dưới cơ thắt hậu môn gọi là trĩ ngoại, có thể nhìn thấy bên ngoài. Còn trĩ nội là búi trĩ nằm trên cơ thắt hậu môn, chỉ thấy khi thăm khám hậu môn, tuy nhiên trĩ nội khi bị nặng thò ra ngoài gọi là sa búi trĩ.

Triệu chứng thường là sờ thấy khối mềm ở lỗ hậu môn, có thể chảy máu khi đi tiêu, ngứa đau rát nếu có viêm nhiễm…

Bệnh trĩ có thể đi kèm với viêm đại tràng mãn, táo bón kinh niên, bị u ở vùng trực tràng, có thai, xơ gan cổ trướng, bị viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng…Bệnh hay xảy ra ở người lao động nặng, ngồi đứng lâu (tài xế, hớt tóc, thợ may…).

Nếu bệnh trĩ không gây ra các biến chứng như chảy máu, tắc mạch tạo cục máu đông, trĩ sa và làm nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng lở loét… thì có thể không cần điều trị. Do vậy trường hợp của em không có triệu chứng gì thì không cần điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh càng sớm càng tốt là cần thiết bởi để lâu sẽ khó chữa và dễ gây biến chứng.

Em cần có chế độ sinh hoạt phù hợp như: tránh làm việc nặng, tránh ngồi nhiều, ăn nhiều chất xơ (rau quả) uống nhiều nước, vận động thể dục thể thao, tránh táo bón, hạn chế các chất kích thích như rượu, gia vị… để phòng ngừa các biến chứng của bệnh trĩ.

Có nhiều phương pháp trị trĩ như thuốc uống, thuốc đặt hậu môn, tiêm xơ, thắt vòng cao su, phẫu thuật, chữa bằng thuốc đông y. Chữa bệnh trĩ bằng đông y (hay YHCT) được các chuyên gia trong ngành đánh cao bởi tính triệt để, hiệu quả và chi phí thấp.

Trĩ không trở thành ung thư như em lo lắng. Tuy nhiên, em cũng nên đi khám, nội soi để phân biệt với bệnh lý như ung thư, polyp trực tràng – hậu môn.

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ Ở PHỤ NỮ NUÔI CON NHỎ

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ Ở PHỤ NỮ NUÔI CON NHỎ
Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ nuôi con nhỏ
Thời gian qua tôi phát hiện đi ngoài ra máu. Đi khám bác sĩ nói tôi bị bệnh trĩ độ 2. Tôi mới sinh con thứ 2 được 6 tháng. Xin hỏi có nên điều trị ngay không? Uống thuốc điều trị bệnh trĩ có ảnh hưởng gì tới con nhỏ không? (Chị Nguyễn Thị Minh – Lục Nam, Bắc Giang).


Bệnh trĩ là một bệnh khá phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh về đường hậu môn ở phụ nữ, nhất là phụ nữ có gia đình. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Theo như bạn mô tả thì bạn đã mắc bệnh trĩ ở giai đoạn khá nặng.

Điều trị bệnh trĩ không quá phức tạp nhưng lại cần sự kiên trì trong một thời gian dài. Sau điều trị nếu bạn không thực hiện chế độ ăn uống đúng mức thì bệnh rất dễ tái phát. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định thay đổi thói quen sinh hoạt, dùng thuốc, hay can thiệp: Thắt búi trĩ, mổ longo, chích xơ, hay đặt thuốc.

Bạn cũng không nên quá lo lắng vì việc điều trị bệnh sẽ không ảnh hưởng tới việc nuôi con. Tuy nhiên, bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tìm phương pháp điều trị cụ thể phù hợp.

PHÒNG CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG YOGA VÀ BẤM HUYỆT

Trĩ là một trong những bệnh được biết rất sớm ở cả phương Tây và phương Đông. Cho đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của YHCT, phương pháp dự phòng và điều trị bệnh trĩ đã được nghiên cứu và phát triển rất phong phú.

Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh trĩ? Y học cổ truyền (YHCT) cho rằng đó là do các nhân tố gây bệnh bên ngoài (ngoại tà) như phong, thấp, táo, nhiệt… xâm nhập vào cơ thể làm thương tổn tràng vị, khiến huyết mạch không được lưu thông, kinh lạc bị ứ trệ, thấp nhiệt tụ lại ở đại tràng gây nên. Đồng thời, sự phát sinh bệnh trĩ còn do các nhân tố bên trong (nội nhân) làm rối loạn chức năng của các tạng phủ khiến âm dương mất cân bằng, khí huyết hư nhược, huyết dịch không thông suốt làm tĩnh mạch giãn to mà hình thành trĩ hạ. Như vậy, bệnh lý tuy biểu hiện ở ống hậu môn nhưng kỳ thực lại có quan hệ liên đới với toàn thân.
PHÒNG CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG YOGA VÀ BẤM HUYỆT
Phòng chữa bệnh trĩ bằng Yoga

Cụ thể các nhân tố thuận lợi cho sự phát sinh bệnh trĩ là:

- Do thể tạng và cấu trúc ống hậu môn, YHCT gọi là “tạng phủ bản hư”.

- Do viêm nhiễm, đặc biệt là bị lỏng lỵ kéo dài, YHCT gọi là “cửu tả cửu lỵ”.

- Do yếu tố nghề nghiệp phải ngồi nhiều, đứng lâu, công việc mang vác nặng nhọc.

- Do ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều các đồ cay nóng, cao lương mĩ vị, uống nhiều rượu, bia, cà phê, trà đặc…

- Do táo bón, sách Ngoại khoa chính tông viết: “Nhẫn đại tiện bất xuất, cửu vi khí trĩ”.

- Do thai sản, sách Y tông kim giám viết: “Hữu sản hậu dụng lực thái quá nhi sinh trĩ giả”.

- Do dâm dục thái quá, nhập phòng khi say rượu.

YHCT rất coi trọng các biện pháp dự phòng bệnh trĩ. Mục đích không chỉ để người khỏe không mắc bệnh mà người đã mắc bệnh thì bệnh cũng nhẹ, sau điều trị không tái phát và không có các biến chứng nặng nề. Một số biện pháp dự phòng cụ thể như sau:

- Phải thường xuyên rèn luyện thể lực bằng các hình thức như tập thể dục, luyện khí công dưỡng sinh, thái cực quyền, yoga, đi bộ…, đặc biệt đối với những người phải ngồi nhiều, đứng nhiều.

- Ăn uống hợp lý và vệ sinh, tránh ăn quá no, uống quá nhiều, hạn chế các thức ăn cay nóng, quá béo quá bổ, không uống nhiều bia rượu, nên ăn nhiều rau tươi và hoa quả các loại. Đặc biệt chú trọng dùng các đồ ăn thức uống có tính thanh nhiệt nhuận tràng như cháo đậu xanh, chuối tiêu, đu đủ, rau mồng tơi, rau lang, rau rệu, thanh long, nước cam, nước ép mã thầy, bột sắn dây…

- Tránh bị táo bón: Hằng ngày nên tập thói quen đi đại tiện vào một thời gian nhất định, tốt nhất là vào sáng sớm sau khi mới ngủ dậy hoặc sau khi ăn điểm tâm. Thời gian đại tiện không nên quá lâu, không xem sách báo hoặc nghĩ ngợi nhiều khi đại tiện. Dùng hố xí “bệt” tốt hơn hố xí “xổm”. Sau khi đại tiện nên ngâm rửa hậu môn trong chậu đựng nước ấm là tốt nhất. Khi bị táo bón phải điều trị thật tích cực tránh để trở thành “kinh niên”.

- Phải biết tiết chế tình dục, không nên ham muốn thái quá. Sau khi uống rượu và làm việc nặng nhọc không nên sinh hoạt chăn gối.

- Khi bị tiêu chảy phải điều trị tích cực, dùng thuốc sớm, đủ liều, đủ ngày, đúng phác đồ, tránh để chuyển thành thể mạn tính kéo dài.

- Hằng ngày nên xoa bụng và day bấm một số huyệt vị. Cụ thể: dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải, mỗi lần 30-50 vòng, mỗi ngày 2 lần. Kết hợp dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day ấn hai huyệt: Bách hội (nằm ở đỉnh đầu, là giao điểm giữa đường nối hai đỉnh vành tai khi gấp tai và đường trục dọc đi qua giữa đầu) và huyệt trường cường (nằm ở đầu chót xương cụt), day theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần từ 3-5 phút, mỗi ngày 2 lần.

- Nên tập vận động thót cơ hậu môn lên mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 cái.

- Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng khi tỉnh giấc và buổi tối trước khi đi ngủ nên tập tư thế phòng chống bệnh trĩ: đầu tiên, chọn tư thế nằm ngửa, ở phần thắt lưng đặt một cái gối, đệm cao phần mông. Tiếp theo, nâng cao hai chân ở tư thế bắt chéo như ngồi xếp bằng tròn. Khi nâng cao phần mông không dùng lực, thả lỏng cơ hậu môn, duy trì tư thế này trong 2-3 phút. Ở tư thế này, do mông cao hơn tim nên máu không ứ ở hậu môn trực tràng, cơ hậu môn được thả lỏng tạo điều kiện cho huyết dịch lưu thông tốt.

-Khi đói bụng nên tập tư thế yoga như sau: Đứng thẳng hai chân, thân mình hơi nghiêng về phía trước, hai tay chống thẳng lên giữa bắp đùi, hít vào một hơi dài rồi từ từ thở ra đồng thời bụng thót vào hết cỡ, kết hợp với động tác nhíu hậu môn. Giữ trạng thái này và nín thở càng lâu càng tốt. Tư thế này cũng có thể tập trong lúc ngồi thiền. Nó có tác dụng phòng ngừa bệnh trĩ rất tốt, ngoài ra còn góp phần trị liệu các bệnh lý sa phủ tạng, táo bón và di tinh. Vì tư thế này tập trong lúc đói nên còn gọi là thế “trống lòng” (uddiyana-banda).

Các biện pháp trên đây có ý nghĩa dự phòng bệnh trĩ rất tốt nếu được thực hiện một cách đầy đủ, thường xuyên, liên tục và đúng quy cách.

CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG MỒNG TƠI

Mồng tơi vị chua nhạt, tính hàn, không độc có công hiệu làm thông đại tiểu tiện, hoạt thai dễ đẻ, dùng ngoài chữa rôm sảy mụn nhọt rất hiệu nghiệm.

Dưới đây là một số bài thuốc của rau mồng tơi trong mùa nắng nóng.

Trị táo bón, nóng ruột: Mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiều người bị táo bón. Một bài thuốc rất đơn giản bằng rau mồng tơi là lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Để có kết quả hơn thì sau khi uống 2 giờ ăn thêm vài củ khoai lang. Trong thời gian uống thuốc kiêng các thứ nóng: rượu, ớt, hạt tiêu…

Trị sưng trĩ: Nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái) rất hiệu nghiệm.

CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG MỒNG TƠI
Mồng tơi chữa được bệnh trĩ

Trị chứng đi tiểu nóng buốt: Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và khó thì lấy lá mồng tơi từ sáng sớm (4 giờ sáng) những lá này phải lau sạch từ hôm trước (đánh dấu và vẫn để trên cây) mang về cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội và vài hạt muối rồi uống lúc mặt trời mọc. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang). Chỉ sau vài lần làm như thế sẽ có kết quả.

Trị hơi thở nóng khó chịu: Nếu bị chứng mũi thở phì phò ra hơi nóng rất khó chịu thì nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ cùng cua đồng giã nát lọc bã ăn vào các buổi trưa, cách này rất công hiệu lại mát bổ.

THỊT LƯƠN CHỮA ĐƯỢC BỆNH TRĨ

Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo.

THỊT LƯƠN CHỮA ĐƯỢC BỆNH TRĨ
Thịt lươn chữa được bệnh trĩ
Ngoài ra, thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci. So với các loại như hến, tôm đồng, cua đồng, thịt lươn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Vì thế, thịt lươn luôn được chọn lựa là thức ăn bồi bổ cho người bệnh, người già và trẻ nhỏ.

Những lợi ích sức khỏe từ thịt lươn

Thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci.

Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp, có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lị, đau nhức xương sống, bệnh trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ.

Tuy nhiên, thai phụ không nên ăn thịt lươn. Với đặc tính bổ dưỡng và sinh khí huyết, máu lươn có tác dụng tăng cường dương khí, giúp lưu thông máu huyết, trị được chứng khô miệng, đau nhức trong tai và tăng cường khả năng tình dục.

Thịt lươn chữa một số bệnh sau

1- Chữa bệnh tiêu chảy:

Nếu phân có đờm, nhớt và máu: nướng một con lươn nước ngọt sau khi bỏ phần gan và tạng phủ. Sau đó, rang với 10g đường vàng để tán thành bột. Uống bột với nước ấm ngày từ 3 đến 4 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 muỗng cà phê.

2- Chữa bệnh phong thấp:

Nên ăn lươn hầm (um) chung với rau ngổ và sả.

3- Chữa bệnh trĩ:

Ăn thịt lươn nước ngọt hoặc lươn biển để giúp cầm máu và trị bệnh trĩ. Khi nấu lươn nên dùng nồi bằng đất để giảm bớt mùi tanh của lươn. Mổ lươn theo cách cổ truyền là không dùng dao mà dùng cật tre vót mỏng để tránh sự tương khắc giữa máu lươn và kim loại có thể gây tanh.

4- Chữa chứng bất lực:

Hầm lươn chung với hạt sen, hà thủ ô, nấm mèo hoặc nấm linh chi. Có thể cho thêm lá lốt.

5- Chữa chứng suy nhược:

Trường hợp bị suy nhược do lạm dụng tình dục, hãy nấu lươn biển chung với rượu chát cho đến khi cạn. Sau đó, nướng lươn đã nấu chín cả da lẫn xương, cuối cùng tán thành bột. Uống mỗi ngày từ 7 đến 10g chung với rượu tùy theo tình trạng suy nhược.

Những món ăn bổ dưỡng từ thịt lươn

Ở Nam bộ, có nhiều cách chế biến lươn như xào lăn, xé phay, nấu lẩu… Nam bộ là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều chim trời cá nước. Trong bữa ăn hàng ngày của người dân Nam bộ có nhiều món ăn được chế biến từ lươn, rùa, rắn…

Món nào cũng ngon, nhưng đáng nhớ nhất là món gỏi lươn bắp chuối hột. Nhìn đĩa gỏi lươn thật hấp dẫn, có mùi thơm của đậu phộng rang, mùi nồng của rau thơm, vài cọng ớt màu đỏ cắt sợi chỉ.

- Món gỏi lươn, bắp chuối hột có vị chua, ngọt dịu, thơm mùi rau răm, thịt lươn vàng thơm là món dân dã khó quên. Món này nếu có thêm bánh tráng mè để xúc ăn càng thêm tuyệt.

Cháo lươn nấu với đậu xanh vừa ngon lại vừa bổ dưỡng, ăn vào lại mát da mát thịt, tinh thần sảng khoái, tăng cường sinh lực. Miền Nam vào khoảng tháng ba, tháng tư khí hậu nóng bức ăn món cháo lươn vừa ngon vừa mát càng tốt cho sức khỏe. Còn tại miền Bắc, món ăn nổi tiếng nhất có lẽ là miến lươn.

Cần biết khi ăn thịt lươn

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia: “Trong thịt lươn có một loại ấu trùng ký sinh sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu chỉ xào qua trên lửa, những ấu trùng này sẽ còn sống và theo đường ăn uống đi vào ruột. Tuy nhiên, ăn thịt lươn như thế nào để cơ thể hấp thu hết thành phần dinh dưỡng?

Tốt nhất, nên chế biến bằng cách nấu chín, ninh nhừ hoặc hấp cách thủy… bảo đảm sao cho thịt lươn khi được dọn lên mâm đã được nấu chín kỹ.

Người tiêu dùng cũng lưu ý khi mua lươn ngoài chợ tuyệt đối không được mua lươn đã chết hoặc ươn về chế biến. Trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất Histidine tốt cho cơ thể, nhưng khi lươn chết, hợp chất này bị ô nhiễm bởi vi khuẩn và có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine.

Bình thường, cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này, nhưng nếu hàm lượng cao hoặc cơ thể yếu, mới bệnh xong hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao”

LỜI KHUYÊN KHI BỊ BỆNH TRĨ


LỜI KHUYÊN KHI BỊ BỆNH TRĨ
Lời khuyên khi bị bệnh trĩ
“Đau khổ như những ai đau khổ vì bệnh trĩ…”. Câu nói này diễn tả được phần nào nỗi khó chịu của một người bị mắc chứng này. Nhiều người Pháp khẳng định rằng đại tế Napoleon của họ lẽ ra đã không thua trận xiểng niểng tại Waterloo nếu ngài… không mắc bệnh trĩ! Chuyện này có thể làm một huyền thoại, nhưng cũng nói lên được tác động của bệnh trĩ lên con người.

Khi lỡ mang chứng này, người bệnh thường cảm thấy khó chịu, nhất là những lúc ngồi trong toilet… rên rỉ, chịu đựng. Nói sao cho xiết cái cảm giác đọa đày.

Với kiến thức y học ngày nay, bệnh trĩ thường được các bác sĩ kiềm chế không mấy khó khăn. Những kiến thức chuyên môn dưới đây (được thu thập từ kinh nghiệm của các bác sĩ chuyên khoa về trĩ) sẽ có thể giúp bạn tiêu trừ, hoặc ít ra cũng làm giảm bớt nỗi đau khổ vì bệnh này.

Chú trọng về ăn uống

Việc ăn uống đúng cách có thể làm một người bị bệnh trĩ nặng giảm hơn một nửa nỗi khó chịu, và có thể làm tiêu tan gần hết bệnh của một người ở thời kỳ nhẹ hay trung bình.

- Hãy uống nhiều nước và ăn thức ăn có nhiều chất xơ. Khi bạn ăn uống như vậy, chắc chắn phân sẽ lỏng hơn. Bạn thường chỉ khó chịu khi phân quá cứng, quá đặc.

- Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein. Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ. Những gia vị cay, nóng và chất kích thích thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.

Dùng dầu thoa hậu môn

Chuyện này cũng dễ hiểu nếu bạn từng bị bệnh trĩ. Một chút dầu sẽ làm trơn hậu môn, và làm phân dễ ra hơn. Có thể mua loại petroleum jelly bán trong các nhà thuốc Tây. Dùng một que quấn bông gòn hoặc ngón tay thoa vào bên trong hậu môn, sâu chừng 1, 2 phân là đủ.

Đừng rặn, và đừng khiêng nặng

Hành động rặn sẽ làm trĩ ló ra ngoài hậu môn nhiều hơn. Tương tự, bạn cũng sẽ phải gồng lên khi khiêng một vật nặng như tủ lạnh, bàn ghế… Trĩ thường xuất hiện do những tĩnh mạch bị trương căng lên. Hành động gồng hay rặn làm cao áp huyết trong các mạch máu và làm trương căng chỗ trĩ nhiều hơn nữa.
Lưu ý: Nếu bạn chưa bị trĩ, hành động gồng hay rặn có thể khiến bạn mắc bệnh trĩ.

Người mập và có thai dễ bị bệnh trĩ hơn

Trọng lượng và sức nặng của bào thai tạo ra một áp suất đè lên các tế bào và mạch máu tại hậu môn, dễ tạo nên bệnh. Nếu bạn quá nặng cân, hãy giảm ăn và tập thể thao để giảm cân. Nếu bạn đang mang thai, nên nằm nghiêng về bên trái nhiều (20 phút/4 tiếng đồng hồ). Hành động này làm giảm bớt sức ép của bào thai trên tĩnh mạch hậu môn.

Công dụng của kem thoa trĩ

Các loại kem thoa trĩ (hemorrhoid cream) có bán tự do tại các tiệm thuốc Tây. Kem này thường có công dụng làm cho chỗ trĩ không đau đớn khi thoa vào. Kem chỉ có công dụng giảm đau trong một lúc mà thôi, không phải là thuốc trị bệnh. Khi trĩ sưng lên và ló ra ngoài hậu môn, bạn có thể đến bác sĩ cắt bỏ; phẫu thuật tương đối dễ dàng, không nguy hiểm, và không tốn quá nhiều tiền.

Nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh

Thông thường, việc rửa sẽ làm hậu môn sạch hơn là lau bằng giấy. Khi bạn bị trĩ, việc lau chùi bằng giấy thường gây đau đớn. Nếu không thích rửa, hãy chùi bằng loại giấy lau mặt bán trong hộp loại giữ ẩm (moisturized facial tissue), nó sẽ ít làm trầy chỗ trĩ hơn. Phải dùng giấy lau mặt vì hiện trên thị trường không có loại giấy vệ sinh có giữ ẩm – moisturized toilet tissue).

Ngâm nước ấm

Việc ngâm nước ấm thường xoa dịu được cơn đau của trĩ và làm trĩ bớt sưng lên. Bác sĩ Byron tại Louisiana (Mỹ) xác nhận như vậy dựa theo kinh nghiệm chẩn trị nhiều năm. Bạn có thể xả nước ấm trong bồn tắm vừa đủ ngập qua hậu môn rồi ngồi bó gối hay ngồi chồm hỗm trong bồn cho đến khi hết đau.

 

Blogger news

Blogroll

About