Ads 468x60px

Pages

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2010

BIỂU HIỆN CỦA NGƯỜI MẮC TRĨ NỘI

Bệnh trĩ bao gồm ba loại chính: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Trĩ nội là loại bệnh trĩ thường gặp nhất. Trong giai đoạn đầu của bệnh trĩ nội, thông thường bệnh không có biểu hiện rõ ràng, chỉ khi bác sỹ tiến hành kiểm tra soi hậu môn, mới phát hiện được bệnh. Tuy nhiên, theo thời gian kích thước búi trĩ tăng dần lên, tình trạng bệnh cũng nặng dần.
BIỂU HIỆN CỦA NGƯỜI MẮC TRĨ NỘI
Biểu hiện của người mắc trĩ nội

Bệnh trĩ nội có những biểu hiện điển hình như sau khi đại tiện búi trĩ bị lòi ra, đại tiện ra máu, đại tiện có cảm giác đau. Nếu bệnh này không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, thậm trí là bệnh ung thư trực tràng.

1. Búi trĩ lòi ra ngoài: búi trĩ khi phát triển đến giai đoạn nhất định có thể bị lòi ra ngoài hậu môn, kích thước từ bé chuyển sang to hơn, do búi trĩ không thể tự động thu vào trong, nên người bệnh phải dùng tay đẩy vào.

2. Đại tiện ra máu: đại tiện ra máu là biểu hiện chung của bệnh trĩ, song không phải lúc nào đi đại tiện cũng ra máu, thường khi bị đại tiện khó mới có biểu hiện đại tiện ra máu, lượng máu lúc nhiều lúc ít, người bệnh có thể quan sát thấy trên phân có máu, hoặc giấy vệ sinh có máu, hoặc máu chảy thành giọt, nghiêm trọng hơn máu chảy thành tia.

3. Cảm giác đau: đau là biểu hiện chủ yếu của bệnh trĩ ngoại. Đối với trĩ nội hoặc trĩ hỗn hợp khi búi trĩ bị sa ra ngoài, bị nhiễm trùng, hoặc hoại tử đều có thể dẫn đến cơn đau ngoài sức chịu đựng của nhiều người.

4. Cảm giác ngứa ngáy khó chịu: bệnh trĩ nội giai đoạn cuối có biểu hiện búi trĩ sa ra ngoài, cơ hậu môn giãn lỏng, thường bị chảy dịch, do hậu môn bị kích thích bởi dịch này, nên người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu thậm chí vùng da bị mọc mụn, gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh.

Bệnh trĩ nội có những mối nguy hại nào?

1. Thiếu máu: vì trĩ nội gây mất máu, nên dẫn đến tình trạng thiếu máu, với bạn nữ giai đoạn đầu mắc bệnh này thường có cảm giác mệt mỏi thiếu sức sống. Tình trạng mất máu nghiêm trọng, người bệnh có sắc mặt xanh xao, chán ăn, tâm trạng bất ổn, tim đập nhanh…

2. Da bị xấu: đại tiện khó là kẻ thù sắc đẹp của phái nữ, mà trĩ nội lại làm tình trạng bệnh đại tiện khó thêm nặng. Bệnh đại tiện khó do chất độc trong cơ thể không được đào thải ra ngoài kịp thời, nên có thể làm cho da xấu đi, mọc nhiều mụn hơn lâu dần dẫn đến bệnh thiếu máu, hoặc cơ thể thiếu chất dinh dưỡng.

3. Bệnh phụ khoa: người mắc bệnh trĩ có hiện tượng sưng ngoài hậu môn, vùng này dễ bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến miệng âm đạo, gây ra bệnh viêm âm đạo.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ

Đối với bệnh trĩ nội, có thể áp dụng áp dụng YHCT để điều trị. Ưu điểm của phương pháp này đó là hiệu quả cao, triệt để, chi phí thấp và rất an toàn thích hợp cho mọi lứa tuổi. Ngoài ra, có thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật trong y học hiện đại để chữa trị bệnh.

UỐNG NƯỚC ĐÁ NHIỀU CÓ THỂ BỊ BỆNH TRĨ

UỐNG NƯỚC ĐÁ NHIỀU CÓ THỂ BỊ BỆNH TRĨ
Nước đá có thể gây bệnh trĩ

Thời tiết nóng nực chẳng có gì hạ nhiệt nhanh bằng được uống nước để trong tủ lạnh hoặc nước pha đá. Thực tế, nước lạnh không làm hết khát mà còn gây đủ thứ bệnh.

Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, người có 30 năm kinh nghiệm chữa bệnh cho biết, con người chịu ảnh hưởng mật thiết của khí hậu và thời tiết, cụ thể là các yếu tố vật lý như nóng và lạnh. Thực tế, đã có nhiều người tử vong khi tắm nước lạnh do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của cơ thể.Với nước đá, nếu uống thường xuyên sẽ gây suyễn, đau bao tử, trĩ, lòi dom, viêm họng, viêm phế quản mạn tính, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, thấp khớp, tiểu gắt, rụng tóc, đau lưng, hỏng răng, nhức mỏi cổ, gáy, vai, nhức đầu kinh niên, giảm trí nhớ, kém mắt, nặng nề, mệt mỏi, sợ lạnh, mụn nhọt, bệnh đường ruột…Đông y từ xưa đã nói “Thận ố hàn” (thận ghét lạnh). Thật ra không những thận ghét lạnh mà phổi và tỳ, vị cũng sợ lạnh. Khi uống nhiều nước đá, chúng ta để lạnh tấn công liên tục, cơ thể phải hao phí năng lượng hóa giải chất lạnh nên càng lúc càng suy yếu và sinh bệnh.
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cảnh báo, uống nước đá chỉ là đánh lừa cảm giác “đã khát” nhưng thực tế không làm người ta hết khát mà còn gây hại rất nhiều. Thứ nhất, là hỏng men răng, thậm chí còn có thể làm nứt to và mẻ vì bị sốc nhiệt (nhiệt độ thay đổi đột ngột). Uống nước đá không chỉ làm tăng nguy cơ viêm họng mà khi gặp lạnh, phần thủy lưu thông nước trong cơ thể không tốt sẽ làm co mạch máu, giảm máu đi nuôi niêm mạc, ảnh hưởng tiêu hóa, kích thích đường ruột, làm cho nhu động đường ruột có thể tăng nhanh, kể cả dẫn đến co rúm ruột mà gây ra đau bụng, tiêu chảy.

CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH TRĨ

CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH TRĨ
Phòng chống bệnh trĩ

Xin tư vấn cách chữa bệnh trĩ và cách chống ngứa hậu môn do bệnh trĩ gây nên? (Hải)

Trả lời:

Bệnh trĩ là do sự căng dãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn gây viêm sưng, hoặc xuất huyết. Bệnh trĩ thường xảy ra ở người bị táo bón kinh niên, công việc ít đi lại, phụ nữ mang thai. Người bị bệnh trĩ mới đầu chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút. Lâu dần, sẽ đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn. Bệnh trĩ ở cấp độ nặng, người bệnh có thể sờ được bên ngoài hậu môn gọi là sa búi trĩ, gây cảm giác vướng víu, khó chịu và dễ làm tổn thương dẫn đến xuất huyết nặng, gây viêm sưng, hay nhiễm trùng búi trĩ.

Nếu bạn bị táo bón hoặc đi cầu phân cứng, thường gây nứt kẽ hậu môn, gây viêm ngứa thì cách đơn giản nhất để khỏi ngứa hậu môn là trị hết táo bón, ngâm hậu môn bằng nước muối ấm khoảng 10 phút mỗi ngày, tuyệt đối không vệ sinh hậu môn bằng xà phòng.

Để trị bệnh trĩ tận gốc và ngăn ngừa tái phát, thuốc trị bệnh trĩ thường tập trung tác động chính trên tĩnh mạch trĩ với các tác động: làm bền thành mạch, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm đau, cầm máu và phải có tính nhuận tràng mạnh giúp trị táo bón.

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ khác nhau. Đầu tiên phải kể đến phương pháp nội khoa. Đây là điều trị đầu tay, khởi nguồn cho mọi phương pháp điều trị khác. Muốn điều trị triệt để bệnh trĩ, cần phải triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ . Tây y sẽ dùng các thủ thuật, hay bằng phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc bằng phẫu thuật Longgo cho kết quả khá khả quan như: thời gian nằm viện ngắn, giảm đau nhiều sau mổ. Tuy nhiên, loại bỏ búi trĩ bằng phương pháp này, thường rất đau và có thể xảy ra một số biến chứng như: nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn…

Để tránh mắc chứng bệnh “khó nói” này, bạn nên uống một ly nước vào buổi sáng, tập thói quen hằng ngày đều đặn đi đại tiện vào một giờ nhất định; tập thể dục vừa phải, đầy đủ, thư giãn cơ bụng (yoga); hoặc tập cho cơ bụng mạnh hơn: tập thể dục bụng cho thon người, đi bộ, bơi lội. Về ăn uống, nên ăn đủ chất xơ như trái cây, rau củ, uống nhiều nước. Nên giảm dùng đồ cay nóng như rượu bia, cà phê, các thức ăn gây táo bón.

Ngoài ra, để khắc phục tình trạng ngứa hậu môn, bạn nên ngâm hậu môn bằng nước muối ấm khoảng 10 phút mỗi ngày một lần (tốt nhất là sau khi đi cầu). Sau đi cầu, bạn nên vệ sinh bằng nước sạch, tránh dùng xà phòng hoặc giấy vệ sinh. Bạn nên đi đến các chuyên khoa hậu môn trực tràng để có chẩn đoán chính xác. Nếu xác định bệnh trĩ thì sẽ có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, từ điều trị nội khoa, ngoại khoa hay y học cổ truyền, thuốc nam.

Chúc bạn mạnh khỏe và hạnh phúc!

THUỐC NGÂM PHÒNG CHỐNG BỆNH TRĨ

Trĩ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống.

Trĩ là một trong những bệnh lý thường gặp ở nước ta. Trĩ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống, nhất là khi búi trĩ sa xuống không tự co lên được hoặc có biến chứng viêm tắc tĩnh mạch trĩ gây đau đớn, ngứa rát rất khó chịu. Một số ít trường hợp có thể dẫn đến áp – xe hoặc rò hậu môn khiến cho việc trị liệu gặp nhiều khó khăn.

Y học cổ truyền đề cập đến bệnh trĩ từ rất sớm, các biện pháp trị liệu hết sức phong phú và có hiệu quả. Ngoài việc dùng thuốc uống trong, thuốc đắp, thuốc bôi… cổ nhân còn tiến hành lựa chọn các vị thuốc, bài thuốc nấu nước để ngâm rửa nhằm mục đích chống viêm, giảm đau, tiêu thũng, cầm máu… Bài viết này xin được giới thiệu một số bài thuốc điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
THUỐC NGÂM PHÒNG CHỐNG BỆNH TRĨ
Thuốc ngâm phòng chống bệnh trĩ

Bài 1: Hoàng bá 15g, bồ công anh 15g, khổ sâm 30g, hổ trượng 15g. Tất cả đem sắc với 2.000ml nước trong 20 – 30 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, để cho nguội đến chừng 45oC rồi ngâm rửa hậu môn trong 15 – 20 phút, mỗi ngày 2 lần sáng, chiều. Công dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng, sát khuẩn chống ngứa, giảm đau, dùng cho các trường hợp trĩ nội sa nhiều không tự co lên được, trĩ ngoại, trĩ sau phẫu thuật.

Bài 2: Sinh đại hoàng 15g, mang tiêu 25g, nhũ hương 10g, một dược 10g, đào nhân 10g, hồng hoa 10g, hoàng liên 15g, chi tử 15g, khổ sâm 25g, hoè hoa 10g, hoàng bá 10g. Tất cả đem ngâm nước chừng 1 giờ, sau đó sắc trong 20 phút, bỏ bã lấy nước, trước xông sau ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 2 lần. Công dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, tiêu viêm trừ thũng, hoạt huyết giảm đau, dùng rất tốt cho những trường hợp trĩ ngoại, trĩ viêm tấy hoặc có biến chứng tắc mạch, trĩ sau phẫu thuật.

Bài 3: Hoàng bá 12g, khổ sâm 12g, kim ngân hoa 12g, kinh giới 12g, sau sau 12g, phèn phi 5g, ngũ bội tử 10g, tô mộc 12g, nghệ vàng 12g, bồ công anh 20. Tất cả đem sắc với 2.000ml nước trong 20 phút, bỏ bã lấy nước, để nguội bớt rồi ngâm rửa hậu môn trong 15 – 20 phút. Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết tiêu viêm, giảm đau cầm máu, chống phù nề và làm co búi trĩ, dùng thích hợp cho tất cả các thể loại trĩ.

Cách chế phèn phi: Cho phèn chua vào chảo gang, đun nóng chảy, phèn bồng lên, đến khi hết bồng thì tắt lửa, để nguội rồi lấy ra, cạo bỏ phần đen, chỉ lấy phần trắng và đem tán mịn, đựng trong lọ kín để dùng dần.

Bài 4: Xuyên tâm liên, tua rễ cây đa, phác tiêu đều 750g, đại hoàng, ngũ bội tử, kinh giới, phòng phong đều 375g. Tất cả các vị (trừ phác tiêu) đem sắc kỹ, bỏ bã lấy nước cốt chừng 1.500 ml, hòa phác tiêu vào, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần lấy 100ml pha thêm nước cho đủ 3.000ml, ngâm rửa hậu môn trong 20 phút, mỗi ngày 2 lần sáng và chiều.

Bài 5: Đương quy, sinh địa du, đại hoàng, hoàng bá đều 30g, phác tiêu 60g. Tất cả các vị (trừ phác tiêu) đem sắc kỹ với 2.000 ml nước trong 15 phút, lấy nước bỏ bã, hòa phác tiêu vào và ngâm rửa hậu môn trong 15 – 20 phút. Công dụng: Thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết chỉ huyết, chống viêm tiêu thũng, dùng cho mọi thể loại trĩ, đặc biệt tốt với trĩ ngoại gây viêm tắc tĩnh mạch biểu hiện bằng các triệu chứng búi trĩ nằm ngay rìa hậu môn, màu tím thẫm, sưng đau, bên trong có huyết cục.

Bài 6: Ngư tinh thảo (rau diếp cá) 60g, mã xị hiện (rau sam) 30g, bại tương thảo 30g, phèn phi 10g. Tất cả đem sắc kỹ với 2.000ml nước, bỏ bã lấy nước, để nguội rồi ngâm rửa hậu môn trong 20 phút, mỗi ngày 2 lần sáng và chiều. Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, hoạt huyết hoá ứ, làm co búi trĩ, thường dùng cho trĩ ngoại có biến chứng viêm tắc tĩnh mạch.

Bài 7: Xuyên khung 15g, đương quy 30g, hoàng liên 12g, hoa hoè 30g. Tất cả đem sắc với 1.500ml nước trong 20 phút, bỏ bã lấy nước, ngâm rửa hậu môn trong 20 phút. Công dụng: Thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết hoá ứ, cầm máu, chuyên dùng cho những trường hợp búi trĩ sa xuống, chảy máu, đau rát.

Ngoài ra, với tất cả các thể loại trĩ, có thể sử dụng nước sắc của các dược liệu như lá bàng, rau diếp cá, lá liễu, lá phù dung, lá sung, rau sam, lá hồ đào, đại hoàng, khổ sâm, ngũ bội tử, bồ công anh, lá trà tươi… để ngâm rửa. Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp vài ba vị với nhau.

THUỐC NÀO GIẢM ĐAU TRĨ

Cơn trĩ cấp và cơn đau rát hậu môn do nứt kẽ khiến người bệnh khó chịu, đau đớn. Để khống chế các cơn đau này phải sử dụng đến một số thuốc.

THUỐC NÀO GIẢM ĐAU TRĨ
Thuốc nào giảm đau tri?

Tại sao lại đau cấp?

Có hai bệnh điển hình gây ra cơn đau cấp ở hậu môn trực tràng đó là bệnh trĩ và bệnh nứt kẽ hậu môn. Bệnh trĩ là bệnh xuất hiện một búi tĩnh mạch giãn ở hậu môn. Còn bệnh nứt kẽ hậu môn là tình trạng hậu môn bị nứt, rách thành từng đường nứt, kẽ sâu vào trong hậu môn. Cả hai bệnh này đều gây đau rát dữ dội.

Lý do đau là vì cơ vòng ở hậu môn co thắt mạnh và thứ hai là do hậu môn bị viêm mạnh. Cơ hậu môn co thắt làm cho các tổ chức viêm của hậu môn, các tổ chức tổn thương bị co bóp, đè ép mạnh nên gây ra đau điển hình. Hậu môn lại là nơi dễ nhiễm bẩn. Chính vì thế viêm rất dễ xảy ra và viêm mạnh. Cả hai yếu tố này đều gây ra cơn đau. Đặc biệt cơn đau còn rõ ràng hơn và nặng nề hơn khi người bệnh vừa trải qua xét nghiệm soi trực tràng, thăm khám hậu môn nhân tạo hoặc vừa phẫu thuật xong.

Trong những tình huống này, nhất là vào ban đêm, người bệnh cần phải dùng thuốc cấp tốc để xoa dịu tình tình. Để chống lại cơn đau trĩ cấp, có ba loại thuốc cơ bản. Những thuốc này là thuốc dùng tại chỗ nên ít khi gây ra tác dụng phụ hệ trọng. Lại rất dễ mua và dễ dùng.

Dùng thuốc như thế nào?

Thuốc giãn cơ vòng hậu môn: Có tác dụng chủ yếu vào cơ vòng hậu môn. Nó làm giãn cơ vòng, giảm co thắt, do đó các tổ chức tổn thương không bị đè ép và giảm ngay cơn đau. Thuốc rất có tác dụng. Có thể nói là ngay khi vừa dùng thuốc xong, chỉ khoảng 15 phút là người bệnh đã thấy dễ chịu ngay.

Điển hình của thuốc này là trimebutin (proctolog). Trimebutin là thuốc có tác dụng chủ yếu kháng muscarin, một phần có tác dụng giống như opioid, chất giảm đau trung ương đặc biệt mạnh và một phần có tác dụng giãn cơ thắt hậu môn. Ngoài tác dụng chính là kháng muscarin (giảm nhu động ruột), thuốc rất có tác dụng với cơ thắt hậu môn, làm cơ này giãn ra đúng như ý định điều trị.

Thuốc được điều chế dưới hai dạng là thuốc mỡ và thuốc đạn. Thuốc đạn dùng nhét vào hậu môn còn thuốc mỡ thì được bôi bên ngoài và bơm vào trong hậu môn. Dùng thuốc vào buổi tối hoặc ngay khi có cơn đau cấp tại hậu môn. Một ngày dùng không quá 2 lần hoặc không quá 2 viên đạn.

Thuốc phong bế thần kinh: Có tác dụng vào khâu thần kinh cảm nhận. Hậu môn trực tràng là nơi rất giàu đầu mút của các sợi thần kinh cảm giác như cảm giác đau, cảm giác nóng, cảm giác lạnh. Một trong các thủ pháp làm giảm đau cấp là phong bế các đầu mút này, không cho chúng truyền cảm giác đau về thần kinh trung ương. Do đó, dù cơn đau là gì và do bất cứ nguyên nhân nào gây ra thì thuốc đều có tác dụng. Chỉ có điều là thuốc không có tác dụng ức chế thần kinh mạnh nên những cơn đau mạnh quá thuốc chỉ làm giảm đau mà không thể cắt bỏ hoàn toàn.

Thuốc điển hình là dibucain, là một amino amid có tác dụng phong bế thần kinh tại chỗ. Nó có thể phong bế các thụ cảm thể đau, các thụ cảm thể nhiệt độ và xúc giác. Vì thế thuốc có tác dụng giảm đau, giảm kích ứng, có giá trị cho chuẩn bị thăm khám hậu môn trực tràng. Đây là một chế phẩm dược hỗn hợp với nhiều thành phần khác nhau trong đó có dibucain. Thuốc được bào chế dưới hai dạng là thuốc mỡ và thuốc đạn. Cách dùng giống như với protolog, lưu ý là không dùng quá 2 viên đạn hoặc bôi thuốc quá 2 lần trong ngày. Nếu chuẩn bị thăm khám, nên dùng trước 15 phút và chỉ ngay sát niêm mạc hậu môn tránh làm che lấp tổn thương.

Thuốc chống viêm: Có tác dụng giảm sự viêm nhiễm, giảm sự sưng phồng do tắc mạch trĩ và giảm sự nứt kẽ sâu hơn trong bệnh nứt kẽ hậu môn. Thuốc vừa có tác dụng giảm đau gián tiếp thông qua tác dụng chống viêm lại vừa có tác dụng điều trị. Khi sử dụng dạng thuốc mỡ cần lưu ý, thuốc không có tác dụng giảm đau trực tiếp nên phải mất một thời gian nhất định tác dụng giảm đau mới đạt được, thường thì phải sau 3-4 giờ tính từ khi dùng thuốc. Dùng thuốc sau khi đi vệ sinh.

ACTISO

ACTISO
Actiso

Tên khoa học: Cynara scolymus L., họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả: Lá nhăn nheo, dài khoảng 1 - 1,2 m, rộng khoảng 0,5 m hay được chia nhỏ. Phiến lá xẻ thùy sâu hình lông chim, mép thuỳ khía răng cưa to, đỉnh răng cưa thường có gai rất nhỏ, mềm. Mặt trên lá màu nâu hoặc lục, mặt dưới màu xám trắng, lồi nhiều và những rãnh dọc rất nhỏ, song song. Lá có nhiều lông trắng vón vào nhau. Vị hơi mặn chát và hơi đắng.

Thu hái: Cụm hoa chưa nở làm rau ăn vào tháng 12 đến tháng 2. Còn lá cũng được thu hái lúc cây sắp ra hoa hoặc đang có hoa, rọc bỏ sống lá đem phơi khô hay sấy khô.

Bộ phận dùng:

- Lá (Folium Cynarae scolymi)

- Hoa (Flos Cynarae scolym

Phân bố: Cây được trồng ở một số vùng núi nước ta (Đà lạt, Sapa, Tam Đảo).

Thành phần hoá học chính: Cynarin, flavonoid, chất nhầy, pectin...

Công năng: Chống lão hóa, giải độc, hạ mỡ máu, mát gan, lợi tiểu.

Công dụng: Thông tiểu, thông mật, dùng cho người yếu gan, thận, làm hạ cholesterol, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.

Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay chè thuốc, cao mềm, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Trên thị trường có chế phẩm cao actiso dưới dạng viên nang và các chế phẩm dạng trà thuốc.

Chế biến: Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 - 600C. Lá cần được ổn định trước rồi mới bào chế thành dạng thuốc. Có thể dùng hơi nước sôi có áp lực cao để xử lý nhanh thân, lá. Sau đó phơi hoặc sấy khô.

ANH TÚC XÁC

ANH TÚC XÁC
Anh Túc Xác

Tên khoa học: Papaver somniferum L., họ Thuốc phiện (Papaveraceae)

Tên khác: Cù túc xác

Bộ phận dùng: Vỏ quả khô đã trích nhựa của cây Thuốc phiện (Papaver somniferum L.), họ Thuốc phiện (Papaveraceae).

Mô tả: Anh túc xác là qủa (trái) cây A phiến (Thuốc phiện). Qủa là một nang hình cầu hoặc trụ dài 4~7cm, đường kính 3~6cm, khi chín có mầu vàng xám, cuống qủa phình to ra, đỉnh qủa còn núm. Trong qủa chín có nhiều hạt nhỏ hơi giống hình thận, trên mặt có vân hình mạng mầu xám trắng hoặc xám đen. Khi hái để làm Anh túc xác thường thấy trên mặt qủa có các vết ngang hoặc dọc tùy theo cách lấy nhựa, mỗi vết gồm 3~4 đường.

Phân bố: Cây này trước đây có trồng ở một số vùng núi cao nước ta, ngày nay cấm trồng vì liên quan tới tệ nạn ma tuý.

Thu hái: Chích nhựa ở vỏ quả chưa chín vào đầu mùa hạ, đem cô đặc. Còn vỏ quả đem phơi khô.

Thành phần hoá học: Nhựa thuốc phiện, alcaloid (morphin, codein, papaverin...).

Tác dụng dược lý:


- Đối với hệ hô hấp: Morphin là một chất ức chế mạnh và cao đối với hệ hô hấp. Liều có tác dụng đối với hệ hô hấp nhỏ hơn là liều giảm đau. Cơ chế của hậu qủa này là do sự cảm nhận thấp của hệ thần kinh hô hấp đối với mức độ của Carbon Dioxid. Dấu hiệu ức chế hô hấp bao gồm thở nhanh và thở dốc. Nếu dùng qúa liều hô hấp có thể trở nên khó khăn và có thể ngưng hô hấp. Tác dụng của Codein đối với hệ hô hấp yếu hơn là Morphin. Morphin cũng ức chế cơn ho với lều nhỏ hơn liều dùng để giảm đau. Codein có tác dụng long đờm yếu hơn nhưng thường được dùng nhiều hơn vì ít tác dụng phụ.

- Đối với hệ tuầøn hoàn: Morphin gây ra gĩan mạch ngoại vi và giải phóng Histamin có thể dẫn đến huyết áp thấp. Vì thế phải dùng rất cẩn thận đối với bệnh nhân mệt lả do thiếu máu.

- Đối với vết vị trường: Morphin dùng với liều rất thấp gây ra bón do nó làm tăng trương lực và giảm sự thúc đẩy co cơ trong thành ruột đồng thời làm giảm dịch nội tiết tiêu hóa. Ngoài ra, nó gia tăng sứs ép trong ống mật. Những hậu qủa này gây ra ói mửa, bụng đau cơn đau mật.
Codein tác dụng yếu hơn đối với vết vị trường.

- Đối với hệ sinh dục niệu: Morphin gia tăng trương lực nơi đường tiểu và cơ bàng quang.

Công năng: Thu liễm phế khí, cầm tiêu chảy, giảm ho, giảm đau

Công dụng: Trị ho lâu ngày, ỉa chảy lâu ngày, giảm đau trong các cơn đau như đau bụng, đau gân cốt.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 2-6g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

+ Rửa sạch, loại bỏ hết hạt và gân màng , chỉ lấy vỏ ngoài, xắt mỏng, sấy khô hoặc tẩm mật ong (sao qua) hoặc sao với dấm cho hơi vàng, tán nhuyễn để dành dùng (Bản Thảo Cương Mục).

+ Lấy nước rửa ướt rồi bỏ tai và gân màng, chỉ lấy vỏ màng ngoài, phơi trong râm, xắt nhỏ, tẩm dấm, sao hoặc tẩm mật sao (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).

+ Rửa sạch bụi, bỏ hết hột, bỏ tai và gân màng, chỉ lấy vỏ ngoài, xắt nhỏ, phơi trong râm cho khô để dùng hoặc tẩm mật sao qua hoặc tẩm giấm sao vàng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

Bài thuốc:

+ Trị ho lâu ngày: Anh túc xác, bỏ gân, nướng mật, tán bột. Mỗi lần uống 2g với nước pha mật (Thế Y Đắc Hiệu Phương).

+ Trị lao, suyễn, ho lâu năm, mồ hôi tự ra: Anh túc xác 100g, bỏ đế và màng, sao với giấm, lấy 1 nửa. Ô mai 20g. Tán bột, mỗi lần uống 8g khi đi ngủ (Tiểu Bách Lao Tán Tuyên Minh Phương).

+ Trị thủy tả không cầm: Anh túc xác 1 cái, Ô mai nhục, Đại táo nhục đều 10 cái, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, uống ấm (Kinh Nghiệm Phương).

+ Trị lỵ: Anh túc xác (bỏ núm trên và dưới, đập dập, nướng với mật cho hơi đỏ), Hậu phác (bỏ vỏ, ngâm nước cốt gừng 1 đêm, nướng). 2 vị tán thành bột. Mỗi lần dùng 8~12g với nước cơm (Bách Trung Tán - Bách Nhất Tuyển Phương).

+ Trị lỵ lâu ngày:

1- Anh túc xác, nướng với dấm, tán bột, trộn với mật làm hoàn. Ngày uống 6~8g với nước sắc gừng ấm (Bản Thảo Cương Mục).

2- Anh túc xác 400g, bỏ màng, chia làm 3 phần: 1 phần sao với dấm, 1 phần sao với mật, 1 phần để sống. Tán bột, trộn với mật làm hoàn. Ngày uống 8~12g với nước cơm (Y Học Nhập Môn).

+ Trị trẻ nhỏ bị xích bạch lỵ: Anh túc xác 20g, sao với giấm, tán nhỏ, lấy chảo đồng sao qua. Binh lang 20g, sao đỏ, nghiền nhỏ. Xích lỵ uống với mật ong, bạch lỵ uống với nang đường (Toàn Ấu Tâm Giám Phương).

+ Trị trẻ nhỏ bị thổ tả, không muốn ăn uống, bạch lỵ: Anh túc xác (sao), Trần bì (sao), Kha tử (nướng, bỏ hạt), đều 40g Sa nhân, Chích thảo đều 8g. Tán bột. Ngày uống 8~12g với nước cơm (Anh Túc Tán - Phổ Tế Phương).
 

Blogger news

Blogroll

About